Lý thuyết sản phẩm kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 120 - 121)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.2.2. Lý thuyết sản phẩm kinh tế

Lý thuyết “sản phẩm kinh tế” được thể hiện trong tác phẩm “Những vấn đề cơ bản của kinh tế chính trị học” của C.Menger. Trong đó, ơng đã nghiên cứu bản chất của của cải và đó cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu sản phẩm kinh tế của phái Thành Viene.

Các nhà kinh tế trường phái “giới hạn” Thành Viene cho rằng, sản phẩm trong tự nhiên rất nhiều nhưng không phải bất cứ sản phẩm nào

cũng là sản phẩm kinh tế. Một sản phẩm (hay một vật) chỉ được coi là

sản phẩm kinh tế khi nó thoả mãn bốn tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, vật phẩm đó phải có khả năng thoả mãn nhu cầu hiện tại của

con người. Điều đó có nghĩa vật phẩm là sản phẩm kinh tế khi nó có cơng

dụng và phù hợp với nhu cầu con người. Đứng trên quan điểm chủ quan, cá nhân, họ cho rằng giữa sản phẩm và nhu cầu có mối liên hệ với nhau. Cũng

là sản phẩm đó, nhưng có thể đối với người này là sản phẩm kinh tế nhưng

đối với người khác thì khơng. Hay cũng là sản phẩm đó, khi con người có

nhu cầu nó được coi là sản phẩm kinh tế, nhưng khi nhu cầu khơng cịn thì sản phẩm mất đặc tính kinh tế của nó. Ví dụ, đối với thuốc chữa bệnh, lúc người ốm cần thuốc nên thuốc là sản phẩm kinh tế. Nhưng khi họ khỏi bệnh rồi, thì thuốc đó đối với họ khơng cịn là sản phẩm kinh tế nữa.

Thứ hai, con người phải biết rõ cơng dụng của vật đó. Bởi sản phẩm trong tự nhiên rất nhiều, nhưng nếu con người không biết cơng dụng của nó thì nó cũng vơ ích và không phải là sản phẩm kinh tế. Nhưng khi con người biết rõ cơng dụng, đưa vào sử dụng thì nó mới là sản phẩm kinh tế.

Ví dụ, than đá có những thời kỳ đối với con người là vơ ích nhưng nhờ

phát hiện cơng dụng của nó (làm nhiên liệu, nguyên liệu…) nên nó trở thành sản phẩm kinh tế.

Thứ ba, con người phải có khả năng sử dụng vật phẩm đó trong hiện tại chứ khơng phải ở dạng tiềm năng. Nói cách khác, nó có thể giúp con người thỏa mãn được nhu cầu hiện tại, được đưa vào sử dụng trong hiện tại. Thí dụ, dầu khí, than đá, khống sản trong lịng đất rất nhiều nhưng chưa được khai thác cũng không phải là sản phẩm kinh tế.

Thứ tư, là sản phẩm kinh tế khi vật đó ở trong tình trạng khan hiếm

hay số lượng của nó là có giới hạn. Vật phẩm quá dư thừa thì khơng phải là sản phẩm kinh tế. Ví dụ, nước, khơng khí trong tự nhiên có q nhiều nên khơng phải là sản phẩm kinh tế.

Tóm lại, là sản phẩm kinh tế thì sản phẩm đó phải có đù bốn điều

kiện trên. Nếu thiếu một trong bốn điều kiện thì vật không thể trở thành

sản phẩm kinh tế được. Lý thuyết sản phẩm kinh tế nhằm xác định giá trị kinh tế của sản phẩm và là cơ sở để các nhà kinh tế học lựa chọn quy mô sản phẩm (hay sản lượng) tối ưu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)