KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
3.2.1.3. Các đại biểu tiêu biểu của trường phái Trọng nông
Các đại biểu tiêu biểu của trường phái Trọng nông: Pierr
Boisguillebert (1646-1714); Anne Robert Jacquert Turgot (1727-1771)
và nổi bật là Fransois Quesnay (1694-1774), người đứng đầu khuynh
hướng trọng nông. Và theo K.Marx, người kết thúc trường phái Cổ điển Pháp là Sismondi (1773-1842).
F.Quesnay được sinh ra trong một gia đình nơng dân - bn bán tại thị trấn Versal vùng ven Paris. Ông là nhà phẫu thuật gia và từ năm 1752 ông trở thành bác sĩ của vua Luidovic thứ XV, được vua sủng ái và trở thành cố vấn thân cận của nhà vua. Về sau, khi cuộc sống đã khá giả, ông
bắt đầu quan tâm nghiên cứu khoa học, trước hết là lĩnh vực triết học, và sau đó là lý thuyết kinh tế.
F.Quesnay ủng hộ quyền tự do cá nhân trong kinh tế bằng nguyên lý “trật tự tự nhiên”, mà nền tảng của nó là hệ thống luật pháp nhà nước có khả năng bảo vệ quyền tư hữu, quyền lợi cá thể; bảo đảm tái sản xuất và
phân phối của cải hợp lý. Ông khẳng định quyền lợi cá nhân của một
người không thể được xác định bởi quyền lợi chung của mọi người. Điều
này chỉ có thể thực hiện được nếu có tự do. Theo ơng, cuộc sống tự nó
vận hành, tự điều chỉnh để tiến đến trạng thái tốt hơn. Quyền lực cao nhất không thể tập trung vào tay của giới quý tộc hay giới chiếm hữu ruộng
đất cỡ lớn vì khi đó họ sẽ liên kết với nhau thành lập một quyền lực hùng
mạnh hơn luật pháp, biến nhân dân thành nô lệ, gây nên sự hủy hoại, bất công, bạo lực và một nền quân chủ lộng hành.
F.Quesnay có một số tác phẩm tiêu biểu là: “Biểu kinh tế” (1758), “Bàn về thương mại” (1760), “Phân tích biểu kinh tế” (1766), “Những nguyên lý chung của chính sách kinh tế của một quốc gia nông nghiệp” (1768)…