Lý thuyết giá trị thặng dư

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 87)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

4.2.3. Lý thuyết giá trị thặng dư

Đây là học thuyết trọng tâm trong học thuyết kinh tế của K.Marx và được V.I.Lenin đánh giá là “hòn đá tảng” trong học thuyết kinh tế của ông.

Từ lý luận giá trị lao động và hàng hóa sức lao động, K.Marx đã vạch rõ

nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư, đó là một bộ phận giá trị do lao

động của người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Ông định

nghĩa “giá trị thặng dư (m) là bộ phận giá trị do công nhân làm ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, là kết quả lao động không công của công nhân”.

Ngày lao động của công nhân được chia làm hai phần: thời gian lao

động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Bởi vậy, trong giá trị do

công nhân tạo ra luôn bao gồm hai bộ phận: phần do lao động cần thiết

tạo ra một lượng giá trị tương đương với tiền công của công nhân; phần

do lao động thặng dư tạo ra đó là giá trị thặng dư. Như vậy, thực chất giá trị thặng dư là kết quả lao động của công nhân.

Khi nghiên cứu giá trị thặng dư, K.Marx đã nghiên cứu và chỉ rõ bản chất của tư bản. Ơng khơng chỉ đứng trên góc độ “kỹ thuật” mà cịn xem xét tư bản cả về mặt quan hệ xã hội nhờ vậy ông đã làm rõ được bản chất

của tư bản cũng như biểu hiện, chuyển hóa và sự vận động của tư bản.

K.Marx quan sát thấy sản xuất tư bản là giai đoạn phát triển cao của sản

xuất hàng hóa. Đồng thời ông cũng nhận thấy giữa tư bản và tiền tệ có

mối quan hệ với nhau. Ông khẳng định “tiền là sản vật cuối cùng của lưu

thơng hàng hóa, đồng thời là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản”6

.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)