Lý thuyết về các hình thái tư bản và các hình thức phân chia giá trị thặng dư

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 95 - 97)

6 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.83.

4.2.6.2. Lý thuyết về các hình thái tư bản và các hình thức phân chia giá trị thặng dư

chia giá trị thặng dư

a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Nghiên cứu tuần hoàn tư bản, K.Marx đi đến kết luận, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách rời ra làm chức năng lưu thơng hàng hóa. Tư bản thương nghiệp tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa. Tư bản thương nghiệp vừa độc lập nhưng cũng vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp. Để thực hiện lưu thơng hàng hóa tư bản thương nghiệp cũng phải đầu tư tư bản và do đó cũng thu được lợi nhuận.

Lợi nhuận thương nghiệp theo ông là một bộ phận giá trị thặng dư mà tư bản cơng nghiệp “chuyển nhượng cho” vì đã giúp thực hiện lưu thơng hàng hóa cho tư bản cơng nghiệp. Trong điều kiện tự do cạnh tranh, tư bản thương nghiệp cũng thu được lợi nhuận xấp xỉ lợi nhuận bình quân.

b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ. Khác với các nhà kinh tế của trường phái Cổ

điển, K.Marx cho rằng tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt. Nó là hàng

hóa bởi theo ơng nó cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Tính chất đặc biệt của “hàng hóa tư bản cho vay” có nhiều nguyên nhân,

song nguyên nhân quan trọng nhất đó là giá cả của nó khơng do giá trị

quyết định mà do cung - cầu quyết định. Hơn nữa, xét về mặt lượng, giá cả tư bản cho vay luôn thấp hơn rất nhiều so với giá trị của nó.

Về lợi tức cho vay, K.Marx cho rằng đó là giá cả của tư bản cho vay,

thực chất là một bộ phận lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay phải trả

cho nhà tư bản cho vay. Về nguồn gốc đây cũng chính là một bộ phận

của giá trị thặng dư. Nhưng vì cơng thức vận động của tư bản cho vay rút gọn: T - T’, chỉ phản ánh quan hệ giữa các tư bản với nhau khơng quan hệ gì với người lao động. Điều đó nó càng phản ánh sai lệch quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, bởi cứ có tư bản là có lãi.

c. Tư bản kinh doanh ruộng đất và địa tô tư bản chủ nghĩa

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ hinh thành và thống trị trong lĩnh vực cơng nghiệp mà nó cịn ngày càng được hình thành và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Cũng như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình qn. Nhưng muốn kinh doanh trong nơng

nghiệp thì họ phải thuê ruộng đất của địa chủ. Vì vậy, ngồi lợi nhuận

bình qn ra nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thu thêm một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu

ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và nhà tư bản kinh doanh nông

nghiệp phải trả cho người sở hữu ruộng đất dưới hình thức địa tơ tư bản chủ nghĩa.

K.Marx đã chỉ ra rằng, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Địa tơ tư bản chủ nghĩa có các hình thức cơ bản: địa tơ chênh lệch, địa tô tuyệt đối và địa tô siêu ngạch.

Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận vượt ra ngoài lợi nhuận bình

qn, thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, nó là

số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện

sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Thực chất của địa tơ chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch, nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp

tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn liền với độc quyền kinh doanh ruộng đất

theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Đó là nguyên nhân sinh ra địa tơ chênh lệch.

Có hai loại địa tơ chênh lệch: Địa tô chênh lệch 1 và địa tô chênh

mỡ tự nhiên thuận lợi, vị trí gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông. Địa

tô chênh lệch 2 là địa tơ do thâm canh mà có.

Địa tơ tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông

nghiệp đều phải nộp cho địa chủ dù ruộng đất đó tốt hay xấu. Đây là địa

tô thu trên tất cả các loại đất. Địa tô tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận

siêu ngạch dơi ra ngồi lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nơng nghiệp thấp hơn trong cơng nghiệp, nó là chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm. Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã cản trở quá trình tự do di chuyển tư

bản vào nơng nghiệp và do đó đã ngăn cản việc hình thành lợi nhuận

bình quân chung giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp. Do đó, nơng sản

được bán theo giá thị trường và phần giá trị thặng dư dơi ra ngồi mức lợi

nhuận bình quân được giữ lại để nộp địa tô tuyệt đối cho địa chủ.

Ngồi ra, cịn có địa tơ đất xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa tô độc

quyền, gọi chung là địa tô siêu ngạch. Đây là địa tô mà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi, có thể đem lại giá trị thặng dư siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch cho người kinh doanh. Do đó, tư bản kinh doanh ruộng đất phải trả một mức địa tô cao hơn mức thông thường.

Về giá cả ruộng đất, K.Marx cho rằng đó là địa tơ tư bản hóa bởi đất

đai mang lại thu nhập là địa tơ, đem lại thu nhập ổn định nên nó được

xem như là một loại tư bản đặc biệt. Cịn địa tơ chính là lợi tức của tư

bản đó. Do vậy, giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất đem

lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó phụ thuộc vào địa tô và tỷ suất lợi tức của ngân hàng. Theo K.Marx, giá cả ruộng đất chính là tỷ lệ giữa địa tô và tỷ suất lợi tức (R/z’).

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)