Đặc điểm cơ bản của trường phái Tân cổ điển

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 116 - 117)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.1.2. Đặc điểm cơ bản của trường phái Tân cổ điển

Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên trường phái Tân cổ

điển có nhiều điểm khác khá rõ rệt với trường phái Cổ điển về đối tượng

nghiên cứu, quan điểm phương pháp luận, quan niệm về giá trị và giá trị trao đổi, về tiền tệ… Tuy nhiên, trường phái Tân cổ điển có nhiều điểm

khá tương đồng với trường phái Cổ điển như: ca ngợi chủ nghĩa tự do

kinh tế, chú trọng nghiên cứu các phạm trù kinh tế (giá trị hàng hóa, tiền tệ, các hình thức thu nhập), cách tiếp cận kinh tế vi mô v.v...

Trường phái Tân cổ điển xuất hiện và tồn tại ở nhiều quốc gia như:

Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Áo, v.v... và có những đặc điểm riêng. Tuy

nhiên, nếu gạt bỏ những điểm đặc thù thì nó đều có những đặc trưng cơ

bản sau:

Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu: trường phái Tân cổ điển hướng

chủ yếu vào nghiên cứu trao đổi, lưu thông và nhu cầu khác với sản xuất như trường phái Cổ điển. Việc chuyển hướng nghiên cứu lưu thơng, trao

đổi phù hợp với hồn cảnh thực tế của nền kinh tế thị trường tư bản lúc

này. Bởi đây là giai đoạn lực lượng sản xuất phát triển cao, năng lực sản xuất xã hội dồi dào do vậy trao đổi, lưu thơng hàng hóa trở nên hết sức khó khăn.

Thứ hai, về phương pháp luận, cách tiếp cận của họ là duy tâm, tâm

đi sâu vào nghiên cứu bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế,

họ chỉ dừng lại mơ tả hiện tượng bên ngồi theo tinh thần của “Thuyết

ngoài lề”. Cũng như J.B.Say, các nhà “Tân cổ điển” muốn biến Kinh tế

chính trị học thành khoa học kinh tế thuần t, khơng có mối liên hệ với các điều kiện chính trị xã hội.

Thứ ba, về phương pháp phân tích kinh tế: Họ hướng vào sử dụng

phương pháp phân tích vi mơ. Đối tượng nghiên cứu của họ đều là những

đơn vị kinh tế cá biệt, kiểu kinh tế Rô-bin-xơn, hoặc các hành vi của các

cá nhân.

Thứ tư, trường phái Tân cổ điển tích cực áp dụng tốn học vào phân

tích kinh tế. Họ đưa vào sử dụng nhiều các cơng cụ tốn học như cơng

thức, đồ thị, bảng biểu, mơ hình... để minh hoạ cho các quan điểm của mình. Phối hợp các phạm trù toán học với phạm trù kinh tế, họ xây dựng nên các khái niệm như “lợi ích giới hạn”, “sản phẩm giới hạn”, “năng suất giới hạn”... Do vậy, trường phái Tân cổ điển còn được gọi là trường phái “Giới hạn”.

Thứ năm, trường phái Tân cổ điển phát triển qua hai thời kỳ chính.

Thời kỳ đầu, cuối thế kỷ XIX, họ ủng hộ tự do cạnh tranh. Nhưng vào

đầu thế kỷ XX, các học thuyết kinh tế của họ ít nhiều có sắc thái về tư

tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế.

Trường phái Tân cổ điển xuất hiện và phát triển ở nhiều nước khác

nhau, trong đó tiêu biểu ở một số nước sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)