Trường phái Trọng thương ở Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 28 - 30)

Tây Ban Nha liên quan trực tiếp đến phát kiến vĩ đại về địa lý của

nhân loại cuối thế kỷ XV (phát hiện ra châu Mỹ) nên tư tưởng trọng thương Tây Ban Nha hình thành rất sớm, ủng hộ cho tư tưởng của “Bảng cân đối tiền tệ”. Tư tưởng của họ được bộc lộ qua việc khuyên nhà nước

áp dụng các biện pháp để giữ gìn khối lượng vàng khổng lồ chuyển từ

châu Mỹ về. Cụ thể là họ yêu cầu nhà nước nghiêm cấm việc xuất khẩu vàng và bạc, can thiệp vào hoạt động thương mại, kiểm soát nhập khẩu.

4 Mai Quế Anh, Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (1992), Lịch sử tư tưởng kinh tế,Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr 45-46. Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr 45-46.

Ở Tây Ban Nha, học thuyết tiền tệ được ủng hộ từ thế kỷ XVI. Vì vậy,

học thuyết trọng thương ở nước này còn được gọi là “học thuyết trọng

thương trọng kim”. Nhờ có sự phát triển vượt trội của lực lượng hàng hải,

Tây Ban Nha đã sớm có mặt ở khu vực châu Mỹ. Chinh phục vùng đất

mới này theo dấu vết của những mỏ vàng đã trở thành phương thức làm giàu chủ yếu của Tây Ban Nha. Bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác những vùng đất mới, Tây Ban Nha còn chú trọng phát triển thương mại. Vì vậy, từ rất sớm, Tây Ban Nha đã tích lũy được một khối lượng vàng khổng lồ trong khi đó các nước Tây Âu khác cịn đang vất vả tìm kiếm nguồn vốn tích lũy ban đầu. Lúc này trong đời sống kinh tế Tây Ban Nha, vàng đã

có ưu thế hết sức mạnh mẽ. Quan điểm này ảnh hưởng sâu sắc đến toàn

bộ hệ thống lý thuyết của các nhà trọng thương Tây Ban Nha làm cho hệ thống lý thuyết này mang màu sắc “trọng thương trọng kim”.

Mariana (1573 - 1624), trong hàng loạt các tác phẩm của mình ơng đã

thể hiện quan điểm trọng thương điển hình cho thời kỳ học thuyết trọng

thương bắt đầu hình thành. Ơng cho rằng, việc xuất khẩu vàng bạc phải bị

nghiêm cấm gay gắt thậm chí sẽ bị tử hình khi vi phạm. Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngồi cũng phải bị hạn chế. Các thương nhân khi trở về Tây Ban Nha chỉ được mang tiền về chứ khơng được mang hàng nước ngồi về.

Thương nhân nước ngoài chỉ được rời Tây Ban Nha khi mang theo một

phần hàng hóa của nước này. Với những chính sách kinh tế này, Tây Ban Nha đã tích lũy được một khối lượng tiền lớn và tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển. Nhưng sự kéo dài của chính sách này về sau đã làm cho giá cả hàng hóa trong nước tăng lên, ngoại thương bị phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa nước ngồi do nền sản xuất trong nước không phát triển.

Giai đoạn sau, Bernado Ulloa, người đã ủng hộ tư tưởng của “Bảng cân

đối thương mại”, mới nhấn mạnh tính ưu việt của thương mại xuất siêu, vì

nó làm cho vàng dồn về trong nước. Ngồi ra ơng cịn u cầu nên phát triển rộng rãi nền công nghiệp và thành lập nguồn dự trữ nguyên liệu cần thiết cho Tây Ban Nha. Tư tưởng của B. Ulloa thể hiện tập trung ở tác phẩm Việc

khôi phục công nghiệp Tây Ban Nha. Trong tác phẩm này, ông đã đưa học

thuyết trọng thương lên một giai đoạn phát triển mới. Ông phân biệt rõ thương mại xuất siêu, thương mại nhập siêu và nhấn mạnh tính ưu việt của thương mại xuất siêu. Đây là hình thức thương mại có tính chất giống như

xuất khẩu trực tiếp, có thể dồn vàng bạc về cho Tây Ban Nha. Về sau, ông thừa nhận sự nguy hiểm của các hãng độc quyền và tính vơ hiệu quả của việc chỉ đơn giản chiếm đoạt các mỏ vàng. Ơng đề nghị phải phát triển rộng rãi cơng nghiệp của Tây Ban Nha, phải dự trữ nguyên liệu cần thiết, làm cho sức lao động rẻ hơn. Những động cơ phát triển công nghiệp này đã cho thấy sự trưởng thành nhất định của học thuyết trọng thương Tây Ban Nha cũng

như giới hạn phát triển của nó5

.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)