Lý thuyết về sự tách rời giữa giá trị với lợi ích

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 125 - 126)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.2.3.4. Lý thuyết về sự tách rời giữa giá trị với lợi ích

Từ lý thuyết “giá trị ích lợi giới hạn” của C.Menger, Von Wieser đã phát triển và đưa ra lý thuyết về “sự tách rời giữa giá trị với ích lợi”. Trên

cơ sở đồng nhất giá trị của vật phẩm với ích lợi đạt được khi tiêu dùng

đơn vị cuối cùng, ông đưa ra khái niệm “gần kề với” hay “tính ích lợi

ngồi lề”, “ích lợi cận biên”. Từ đó, ơng phát hiện thấy có sự tách rời

giữa ích lợi toàn bộ với tổng giá trị của chúng.

Khi số lượng sản phẩm tiêu dùng tăng lên thì tổng ích lợi (ích lợi toàn bộ) tăng lên nhưng ích lợi giới hạn giảm và do vậy, tổng giá trị (giá trị toàn bộ) thoạt đầu tăng nhưng sau đó giảm mạnh. Bởi vậy, giữa ích lợi tồn bộ với giá trị tồn bộ có một khoản chênh lệch mà V.Wieser gọi là sự tách rời giữa giá trị với ích lợi. Sự tách rời giữa giá trị với ích lợi ngày càng tăng cùng mức tăng sản lượng. Đặc biệt, khi sản phẩm tăng lên mãi thì ích lợi giới hạn có thể tiến tới khơng.

Bảng 5.3. Sự tách rời giữa tổng ích lợi và tổng giá trị

Số lượng (Q) Giá trị (tính ích lợi giới hạn) V 0 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Tính ích lợi tồn bộ 0 10 19 27 34 40 45 49 52 54 55 55 Giá trị chủ quan (P = VxQ) 0 10 18 24 28 30 30 28 24 18 10 0 Tính ích lợi mất đ 55

Nguồn: Theo Đinh Thị Thu Thủy (2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr 138.

Khi ích lợi giới hạn bằng không, ông cho rằng, lúc này vật chỉ có ích lợi trừu tượng chứ khơng có ích lợi cụ thể nữa do đó nó khơng quyết định

giá trị, không tạo ra giá trị. Theo bảng 5.3, khi số sản phẩm là 11, ích lợi giới hạn bằng không, do vậy giá trị bằng không. Đây là cơ sở giúp các doanh nghiệp có thể xác định mức sản lượng tối ưu.

Phát triển lý luận giá trị của C.Menger cho rằng khi số lượng sản phẩm càng tăng lên để thoả mãn nhu cầu thì ích lợi giới hạn của nó càng giảm xuống, do vậy giá trị của hàng hố đó cũng càng giảm theo.

V.Wieser đi đến kết luận muốn có nhiều giá trị hay tăng giá cả hàng hóa

phải tạo ra sự khan hiếm. Đây là một trong những cơ sở lý thuyết của

chính sách giá cả độc quyền.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)