Lý thuyết kinh tế của trường phái Cổ điển Anh

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 42 - 63)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.1.2. Lý thuyết kinh tế của trường phái Cổ điển Anh

3.1.2.1. Các lý thuyết kinh tế của W.Petty

W.Petty đã có nhiều đóng góp cho khoa học kinh tế. Ơng có nhiều

tác phẩm, nhiều lý thuyết kinh tế nổi bật.

a. Lý thuyết giá trị - lao động

Lý luận giá trị, giá trị trao đổi và giá cả là một trong những vấn đề

được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ thời cổ đại, trung cổ đã có

những quan niệm về giá trị mặc dù cịn sơ khai và chưa phản ánh đầy đủ

bản chất, đặc điểm, nội dung của nó. Trải qua các giai đoạn phát triển,

các nhà nghiên cứu đã từng bước hoàn thiện lý luận này. Trên cơ sở lý

thuyết đó có thể giải thích những hiện tượng, những khía cạnh trong hoạt

động trao đổi, mua bán trên thị trường. Đồng thời nó cũng là cơ sở để

nghiên cứu, lý giải cho các vấn đề quan trọng khác trong nền kinh tế thị

trường như tiền lương, lợi tức, chi phí sản xuất… Mặc dù vậy, với tư cách là học thuyết kinh tế, lý luận về giá trị, giá trị trao đổi và giá cả chính thức được nghiên cứu có hệ thống từ trường phái Cổ điển.

Công lao lớn nhất của W.Petty ở chỗ, ông là người đầu tiên nêu ra

nguyên lý giá trị - lao động. Đồng thời trong tư duy của ơng cũng đã hình thành các khái niệm và có sự phân biệt các khái niệm giá trị và giá trị trao đổi. Trong tác phẩm “Bàn về thuế khố và lệ phí” (1662) ơng đã đưa

ra ba khái niệm về giá cả hàng hố, đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.

Về giá cả tự nhiên, ơng viết: “Một người nào đó, trong thời gian lao

động khai thác được 1 ounce bạc và cùng thời gian đó sản xuất được 1

barrel lúc mì, thì 1 ounce bạc là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mì. Nếu nhờ những mỏ mới giàu quặng hơn, nên cùng một thời gian lao động đó, bây giờ khai thác được 2 ounce bạc cũng dễ dàng như là hiện nay người

ta khai thác 1 ounce (với những điều kiện khác khơng đổi) thì 2 ounce

bạc là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúc mì”. “Giá cả tự nhiên” trong quan

điểm của W.Petty chính là giá trị hàng hóa. Gía trị của hàng hóa được

quy định bằng số lượng lao động đã chứa đựng trong hàng hóa đó.

W.Petty đã phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị kết tinh trong

hàng hóa. Ơng đã chỉ ra được năng suất lao động sẽ tác động đến lượng

giá trị hàng hóa theo tỷ lệ nghịch. Khi năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho lượng giá trị hàng hóa giảm và ngược lại, khi năng suất lao động

giảm sẽ làm cho lượng giá trị hàng hóa tăng lên. Ông cũng đã đặt vấn đề

về các loại lao động (lao động giản đơn và lao động phức tạp) nhưng ơng

khơng thể đi phân tích sâu hơn về sự ảnh hưởng của yếu tố này đến

lượng giá trị hàng hóa.

Về giá cả nhân tạo: nếu giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa thì giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hố, tức là giá bán của hàng hóa trên thị trường. Ơng viết: “Tỷ lệ giữa lúa mì và bạc chỉ là giá cả nhân tạo, chứ không phải là giá cả tự nhiên”. Theo ông, giá cả nhân tạo phụ thuộc vào hai yếu tố: Giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường.

Về giá cả chính trị, ơng cho rằng nó là một loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hố nhưng trong điều kiện chính trị khơng thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên trong điều kiện bình thường, tức giá cả chính trị thường cao hơn giá cả tự nhiên.

Tuy vậy, lý thuyết giá trị của ơng cũng cịn khá nhiều hạn chế.

Lý thuyết giá trị - lao động của W.Petty còn chịu ảnh hưởng của tư

tưởng trọng thương chủ nghĩa, khi ông cho rằng lao động trong thương nghiệp có năng suất cao hơn lao động trong nơng nghiệp vì thương nghiệp có lợi hơn cơng nghiệp, cơng nghiệp có lợi hơn nơng nghiệp…

Ơng cịn cho rằng chỉ có lao động trong ngành khai thác bạc và vàng

mới tạo ra giá trị, còn lao động trong các ngành khác chỉ tạo ra giá trị ở

mức độ so sánh với lao động tạo ra tiền. Theo ông, giá cả tự nhiên của hàng hoá là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ. Ông cho rằng bản thân hàng hóa khơng có giá trị. Giá trị chỉ hình thành khi mang hàng hóa trao đổi với tiền. Như vậy giá trị chỉ xuất hiện khi có trao đổi.

W.Petty đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Lao động là cha và đất đai là

mẹ của của cải”. Nếu xét của cải về mặt hiện vật thì đây là quan điểm khoa học vì phải có lao động và đất đai (hay tư liệu sản xuất nói chung) mới tạo ra sản phẩm. Nhưng của cải xét về giá trị thì đó lại là quan điểm sai lầm và đây là mầm mống của lý thuyết các nhân tố sản xuất tạo ra giá trị sau này.

W.Petty còn đưa ra một luận điểm về giá trị hàng hóa phụ thuộc vào

“suất ăn trung bình”. Ơng cho rằng “suất ăn trung bình hàng ngày của

một người lớn là thước đo chung của giá trị chứ không phải lao động

hàng ngày của anh ta”. Ở quan điểm này, W.Petty lại cho rằng giá trị của hàng hóa khơng do lao động mà do tiền lương của cơng nhân tạo ra.

Tóm lại, mặc dù W.Petty chưa đưa ra được định nghĩa đầy đủ về giá trị hàng hóa, các luận điểm về giá trị hàng hóa khơng dựa trên cơ sở vững chắc là lao động; luận điểm khoa học xen kẽ với những luận điểm không khoa học đã làm cho lý luận của W.Petty chưa đủ sức thuyết phục nhưng tư tưởng về giá trị lao động của ông là rất rõ ràng. Như vậy, có thể kết

luận W.Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết

giá trị lao động.

b. Lý thuyết tiền tệ

Về cơ bản có thể nhận thấy lý thuyết tiền tệ của W.Petty chia ra hai

giai đoạn. Giai đoạn đầu ông chịu ảnh hưởng của trường phái Trọng

thương và đề cao vai trò của tiền. Về sau ơng đã có nhiều thay đổi nên nhìn nhận hợp lý hơn về tiền tệ, vai trò của tiền tệ.

Phần lớn trong nội dung học thuyết kinh tế của W.Petty: “Vấn đề

trung tâm là giải thích phương thức làm tăng của cải và nhất là tăng thêm số lượng tiền của nước Anh”. Ông đánh giá cao vai trị của tiền tệ, khơng phải của cải nói chung mà là vàng, bạc mới là của cải của quốc gia. Ông

tiền là 100% của của cải. Ông kêu gọi người Anh phải sản xuất hàng hoá

nào đó để thu hút tiền từ ngồi vào, hạn chế việc dùng hàng hố nước

ngồi, thậm chí cấm nhập khẩu những hàng hố đó nếu nhập khẩu vượt

xuất khẩu quá nhiều. Chịu ảnh hưởng của trường phái Trọng thương,

W.Petty nhấn mạnh vai trò của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương

khi cho rằng: của cải của một quốc gia chủ yếu ở ngoại thương, rằng

thương nghiệp có lợi hơn cơng nghiệp, cịn cơng nghiệp có lợi hơn nơng nghiệp: “một thuỷ thủ có giá trị bằng ba người nông dân”.

Về sau, xuất phát từ định nghĩa đúng về giá trị để nghiên cứu tiền tệ cho nên ơng đã có sự nhìn nhận sát hơn về bản chất, vai trò của tiền và đã thoát ra khỏi tư tưởng của trường phái Trọng thương. Ơng quan niệm tiền khơng phải lúc nào cũng là của cải, tiền chỉ là 1% của của cải do vậy nếu

quá đề cao vai trò của tiền là sai lầm. Ông là người đầu tiên đưa ra quy

luật lưu thông tiền tệ và đã đề cập một cách cơ bản quy luật này, mà thực chất là việc xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Nghiên cứu và vạch ra quy luật số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông, trên cơ sở tổng số giá cả hàng hoá và tốc độ chu chuyển của tiền. Thời hạn thanh toán

ảnh hưởng tới lưu thơng tiền tệ. Ơng ví tiền như là mỡ trong cơ thể chính

trị bởi vậy việc thừa tiền hay thiếu tiền đều khơng tốt. Thiếu tiền có hại

cho thương nghiệp, cơng nghiệp và hệ thống tài chính. Ngược lại, sự thừa thãi tiền có thể có hại giống như một loại mỡ của cơ thể chính trị.

Ông nghiên cứu chế độ song bản vị của tiền tệ và rút ra kết luận, sự tồn tại của hai thước đo giá trị mâu thuẫn với thước đo giá trị. Từ đó ơng

chủ trương sử dụng chế độ bản vị vàng, tức dùng vàng làm tiền tệ một

cách phổ biến. Ông nghiên cứu tác dụng của tiền lẻ, tiền lẻ do giá trị của

tiền đầy đủ quyết định, cho nên chính phủ nước Anh không thể hy vọng

vào việc phát hành tiền không đủ giá trị.

Tuy vậy, cũng giống như nhiều tác giả khác của trường phái Cổ điển, W.Petty chỉ biết được một hình thái nổi bật nhất của giá trị là tiền. Vì vậy, khi nghiên cứu về tiền tệ, W.Petty khơng thể giải thích được sự ra đời của tiền tệ và bản chất của nó.

c. Lý luận về tiền lương

Có thể nói W.Petty là người đầu tiên nghiên cứu về tiền lương có hệ

hàng hóa, do vậy ơng cho rằng tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động. Về mức lương, theo ông, tiền lương không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết, tối thiểu. Ông lập luận rằng, nếu tiền lương cao sẽ

làm phát sinh nhiều tiêu cực đối với công nhân như uống rượu, cờ bạc

hay bỏ việc. Muốn buộc họ làm việc thì phải giảm tiền cơng tới mức thấp nhất, với mức lương đó buộc cơng nhân phải ln cố gắng thì họ mới đủ

để sống.

Ơng là người ủng hộ đạo luật về việc duy trì mức lương thấp. Ông

khẳng định: “Pháp luật chỉ phải đảm bảo cho người công nhân số cần

thiết nhất để sống thơi; bởi vì nếu trả cho người cơng nhân gấp đơi số cần thiết, thì anh ta sẽ chỉ làm một nửa so với số anh ta sẽ làm và thực sự đã làm nếu tiền công khơng tăng gấp đơi như vậy, mà điều đó có nghĩa là xã hội bị thiệt một số sản phẩm chứa đựng một lượng lao động tương ứng”.

W.Petty đã vạch ra sự đối lập về lợi ích giữa cơng nhân và nhà tư bản. Ơng cịn cho rằng nếu giá cả lúa mì tăng lên thì sự bần cùng của công nhân cũng tăng lên, số lượng lao động tăng lên thì tiền lương sẽ giảm xuống. Đây là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu các nhân tố

ảnh hưởng tiền lương, tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.

d. Lý luận về địa tô và giá cả ruộng đất của W.Petty

Theo W.Petty địa tô là một khoản dôi của giá trị sản phẩm (nông sản

phẩm) sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất (gồm tiền lương và giống má).

Đứng trên quan điểm giá trị - lao động có thể thấy địa tơ chính là kết quả

của người lao động tạo ra. Tuy nhiên, ông đã đồng nhất địa tô với giá trị

thặng dư, cho rằng địa tơ bao gồm cả lợi nhuận. Ơng quan niệm giá cả

của lúa mỳ quyết định địa tô, địa tô không quyết định giá cả của lúa mỳ.

Ơng nghiên cứu địa tơ chênh lệch và chưa nhìn thấy địa tô tuyệt đối.

W.Petty là người đầu tiên đưa ra khái niệm địa tô chênh lệch, ông nghiên cứu nó với 2 yếu tố: vị trí đất đai khác nhau đối với thị trường và độ màu mỡ khác nhau của đất đai dẫn đến năng suất lao động khác nhau.

W.Petty chỉ ra mối liên hệ giữa địa tô và lợi tức cho vay. Theo ông, người có tiền có thể có hai cách để có thu nhập mà không phải lao động:

một là, mua đất đai cho th để có địa tơ; hai là cho vay để thu lợi tức.

Từ đó ơng kết luận rằng lợi tức là thu nhập phái sinh của địa tô. Mức cao hay thấp của lợi tức phụ thuộc vào mức địa tơ và do đó nó phụ thuộc vào

điều kiện kinh doanh nông nghiệp. Lợi tức cho vay, ít ra nó cũng phải

ngang với địa tơ của một diện tích đất đai mà người ta có thể mua được

bằng số tiền bỏ ra cho vay.

Cùng với việc nghiên cứu địa tô, W.Petty đã nghiên cứu giá cả ruộng

đất. Ông cho rằng, giá cả ruộng đất chẳng qua chỉ là địa tô được tư bản

hố, hay đó chẳng qua chỉ là tổng số địa tô trong một số năm nhất định.

Số năm này, ở nước Anh, theo ông là khoảng 21 năm. Ơng ví dụ rằng, trong một gia đình có ba thế hệ (vì ít ai có lý do để lo lắng đến một hậu thế xa xôi hơn thế), chẳng hạn, ông 50 tuổi, cha 29 tuổi, con 8 tuổi và tuổi thọ trung bình khoảng 71 năm. Như vậy họ cách nhau 21 năm và

cùng sống với nhau 21 năm nữa. Từ đó ơng đưa ra công thức: Giá cả

ruộng đất = Địa tơ x 21.

Có thể thấy, W.Petty đã có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu địa tơ, lợi tức và đặt nền tảng cho việc nghiên cứu lợi tức. Tuy nhiên,

lý thuyết về địa tô, lợi tức của ơng chưa triệt để, cịn nhiều hạn chế. Đặc

biệt sự giải thích của ơng về giá cả ruộng đất chưa có cơ sở khoa học,

mang tính chủ quan.

3.1.2.2. Các lý thuyết kinh tế của A.Smith

a. Lý thuyết “bàn tay vơ hình” và tư tưởng tự do kinh tế

Điểm xuất phát nghiên cứu của A.Smith là nhân tố con người, “con

người kinh tế”. Khi phân tích “con người kinh tế” ơng thấy rằng thiên hướng thuộc bản chất của con người là trao đổi. Thiên hướng này là hậu quả tất yếu của khả năng suy nghĩ và ngôn ngữ của con người. Trong khi trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, bởi lòng vị kỷ của họ, theo kiểu “Anh cho tơi thứ mà tơi

thích, anh sẽ có thứ mà anh u cầu”. Ơng khẳng định đó chính là ý

nghĩa của trao đổi. Nhưng khi chạy theo lợi ích cá nhân, thì có một “bàn tay vơ hình” chi phối, buộc “con người kinh tế” phải thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến, là đáp ứng lợi ích xã hội. “Bàn tay vơ hình” chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt động của con người. Ông gọi hệ thống các quy luật kinh tế đó là “Trật tự tự nhiên”. Ơng cho rằng chỉ có chủ nghĩa tư bản mới là xã hội bình thường vì nó

được xây dựng trên cơ sở “Trật tự tự nhiên”, mà trong đó tồn tại sản xuất

kinh tế, tự do mậu dịch. Ơng đề cao vai trị của quy luật kinh tế, đề cao tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế.

Đối với A.Smith, nhà nước phải là tối thiểu. Theo ông về cơ bản nhà

nước có những vai trị: Thứ nhất là “quốc phòng, tức bảo vệ xã hội chống lại bạo lực và bất công của các dân tộc khác, chống thù trong, giặc ngoài”; Thứ hai là “bảo hộ quyền sở hữu tư sản, quyền tự do kinh doanh...”; Thứ ba là “phát triển những của cải công cộng, tức tạo ra và duy trì những thể chế cơng cộng, những tồ nhà và cơng trình cơng cộng,.. những thứ này dù rất có ích cho xã hội nhưng khơng bao giờ thu được lợi nhuận”. Thỉnh thoảng nhà nước có nhiệm vụ kinh tế khi nhiệm vụ này vượt ra ngoài khả

năng của tư nhân như xây dựng đường sá, đào sông, xây dựng các cơng

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 42 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)