Lý thuyết phân phố

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 129)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.3.2. Lý thuyết phân phố

Từ lý thuyết “năng suất giới hạn”, J.B.Clark giải thích quan hệ phân phối thu nhập trong xã hội Mỹ. Vận dụng các lý thuyết nêu trên, ông lập luận: Thu nhập thể hiện năng lực chịu trách nhiệm của các nhân tố sản

xuất. Ở đây cơng nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản (vốn), địa chủ

có đất đai, họ đều nhận tiền lương, lợi tức, địa tô theo “sản phẩm giới

hạn” tương ứng. Trong đó tiền lương của cơng nhân bằng “sản phẩm giới hạn” của lao động, lợi tức bằng “sản phẩm giới hạn” của tư bản cịn địa tơ bằng “sản phẩm giới hạn” của đất đai. Phần chênh lệch còn lại của giá trị sản phẩm với các thu nhập trên là thặng dư của người sử dụng các yếu tố sản xuất hay lợi nhuận của nhà kinh doanh.

Trở lại với ví dụ trên, “năng suất giới hạn” của lao động là 30 do đó tiền lương của công nhân là 30, bằng “năng suất giới hạn” của họ. Do vậy, tất cả công nhân đều không bị bóc lột vì “năng suất giới hạn” quyết

định năng suất chung của tất cả các công nhân. Với tiền lương là 30, rõ

ràng giữa giá trị sản phẩm và tổng tiền lương có khoản chênh lệch (380 - 30 x 4 = 260). Khoản chênh lệch này chính là lợi nhuận của nhà kinh doanh. Với sự phân phối như vậy, J.B.Clark cho rằng sẽ khơng cịn sự bóc lột nữa. Như vậy, lý luận phân phối của J. B.Clark, giống như nhiều nhà kinh tế tư sản khác, đã phủ nhận quan hệ bóc lột trong chủ nghĩa tư bản. Nó đối lập với lý luận phân phối của K.Marx và cho rằng tất cả các

thành viên tham gia vào sản xuất đều thu về một khoản thu nhập phù

hợp tương ứng với cống hiến của mình. Quan hệ phân phối như thế là

“bình đẳng”.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)