Lý thuyết “Năng suất giới hạn”

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 127 - 129)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.3.1. Lý thuyết “Năng suất giới hạn”

Kế thừa ba tư tưởng lớn trong lịch sử, lý thuyết “Ba nhân tố sản xuất” của J.B.Say, lý thuyết “Năng suất bất tương xứng” của D.Ricardo, lý thuyết “Ích lợi giới hạn” của phái Thành Viene, J.B.Clark đưa ra lý thuyết “Năng suất giới hạn”. Lý thuyết “Năng suất giới hạn” là điểm xuất phát cho sự phân tích kinh tế và là cơ sở cho các lập luận về phân phối sản phẩm theo cách của J.B.Clark. Từ lý luận năng suất giới hạn, ông giải thích quan hệ phân phối thu nhập trong xã hội tư bản.

J.B.Clark đồng tình với quan điểm của J.B.Say rằng, bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng bao gồm ba yếu tố là đất đai, tư bản và lao động. Mặt khác, ông ủng hộ D.Ricardo, thừa nhận rằng với sự tăng thêm của một nhân tố sản xuất nào đó, trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi

thì năng suất của nhân tố đầu tư tăng thêm sẽ giảm. Quy luật này đúng

cho tất cả các yếu tố sản xuất khác nhau.

Để nghiên cứu hiệu suất của lao động, ông giả thiết qui mô tư bản và đất đai không đổi, chỉ gia tăng số lượng công nhân và khẳng định khi số

lượng cơng nhân tăng thêm thì mỗi công nhân mới bổ sung sẽ sản xuất ra một số lượng sản phẩm ít hơn so với người cơng nhân được sử dụng ngay trước đó.

Bảng 5.4. Quy luật năng suất bất tương xứng Đất đai (sào) Tư bản (ngàn VND) Lao động (người) Sản lượng (kg)

Năng suất của

đơn vị lao động tăng thêm 1 100 1 200 200 1 100 2 300 100 1 100 3 350 50 1 100 4 380 30

Theo bảng 5.4 và hình 5.3, chúng ta thấy khi số lượng cơng nhân tăng lên thì sản lượng tăng lên nhưng năng suất của cơng nhân tăng lên sau đó sẽ giảm. Cũng từ bảng 5.4 và hình 5.3 cho thấy với số lượng công nhân là 4, năng suất của người công nhân thứ 4 là thấp nhất (theo mức độ giảm dần). Kết hợp tư tưởng “ích lợi giới hạn” của phái Thành Viene,

ơng gọi đó là “năng suất giới hạn”. Ông định nghĩa “Năng suất giới hạn

là năng suất của người công nhân được sử dụng sau cùng, nó nhỏ nhất, và nó quyết định năng suất chung của các công nhân”.

Quy luật này cũng có thể được thể hiện bằng đồ thị sau:

0 1 2 3 4380 380 350 300 200 Lao động Sản lượng

Hình 5.3. Năng suất bất tương xứng

Nguồn: Đinh Thị Thu Thủy (2003), Lịch sử học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr142, 143.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)