Đặc điểm cơ bản của trường phái Cổ điển Anh

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 38 - 39)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của trường phái Cổ điển Anh

Mặc dù quá trình hình thành, phát triển và nội dung trường phái Cổ

điển ở mỗi nước có điểm khác nhau nhưng về cơ bản đều có một số đặc điểm chung khá tương đồng. Trong đó những đặc điểm của trường phái

Cổ điển Anh cũng phản ánh đặc điểm nổi bật của trường phái Cổ điển

nói chung.

- Một là, khác với trường phái Trọng thương, các nhà kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thơng sang lĩnh vực sản xuất. Nói cách khác họ lấy sản xuất làm đối

tượng nghiên cứu. Đây là điểm tiến bộ của trường phái Cổ điển, vì: một

nguồn gốc, bản chất của cải bởi vậy việc lấy sản xuất làm đối tượng

nghiên cứu chính là đã tìm ra đúng nguồn gốc của cải; hai là, trong quá

trình tái sản xuất xã hội thì sản xuất luôn là khâu đầu tiên và có tính

quyết định.

- Hai là, với việc đi sâu nghiên cứu bản chất của các hiện tượng kinh tế, lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù như giá trị, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô… và các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thơng tiền

tệ… Điều đó có nghĩa họ đã khắc phục được hạn chế của trường phái

Trọng thương về mặt lý luận và phương pháp luận. Họ áp dụng phương pháp trừu tượng hóa khi nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả, biện chứng của các hiện tượng kinh tế từ đó chỉ ra bản chất và các quy luật chi phối sự vận động của quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản.

- Ba là, trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển mức độ thấp,

chưa phát sinh các mâu thuẫn do vậy họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, tự do kinh doanh, chống lại (hay phủ nhận) sự can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế.

- Bốn là, mặc dù có nhiều tiến bộ so với trường phái Trọng thương và có những đóng góp lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn phát triển của chủ nghĩa tư bản, song trường phái Cổ điển vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều quan điểm của họ cịn mang tính phi lịch sử, lẫn lộn giữa yếu tố khoa học

và phi khoa học. Những hạn chế của kinh tế cố điển do nguyên nhân

khách quan bởi sự phát triển thấp của nền kinh tế thị trường, mặt khác do giới hạn lợi ích giai cấp tư sản chi phối.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)