Lý thuyết tiền công

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 85 - 87)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

4.2.2. Lý thuyết tiền công

K.Marx nghiên cứu và phân biệt sức lao động với lao động và chỉ ra

rằng cái người công nhân bán là sức lao động chứ không phải lao động

Trong xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời

gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hồn thành một số

công việc nào đó được nhà tư bản trả cho một số tiền gọi là tiền cơng.

Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của

lao động. Sự thật tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động khơng phải là hàng hóa. Cái mà người công nhân bán cho nhà tư bản là sức lao động. Do đó, tiền cơng mà nhà tư bản trả cho công nhân

là giá cả của sức lao động hay hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị

sức lao động. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay

giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài thành giá trị

hay giá cả của lao động.

K.Marx cũng chứng minh rằng, sức lao động là hàng hóa đặc biệt.

Tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động chủ yếu ở chỗ khi sử dụng nó ln tạo ra lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây là cơ sở

để hình thành giá trị thặng dư, là nguồn gốc của lợi nhuận và các hình

thức chuyển hóa khác từ giá trị thặng dư.

Tiền cơng đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động

thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao

động được trả cơng và khơng được trả cơng, do đó tiền cơng che đậy bản

chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Về hình thức tiền cơng, theo K.Marx gồm:

- Tiền cơng tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng,...) dài hay ngắn.

- Tiền cơng tính theo sản phẩm: là hình thức tiền cơng mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hồn thành.

K.Marx cũng phân biệt tiền cơng danh nghĩa và tiền công thực tế:

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do

bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền cơng danh nghĩa là giá

cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến

Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền cơng thực tế.

Tiền cơng thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng

hóa và dịch vụ và công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của

mình. Như vậy, tiền cơng thực tế mới phản ánh đúng chất lượng cuộc

sống của người lao động, nó khơng chỉ phụ thuộc vào tiền công danh

nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Trong một thời gian nào đó, nếu tiền cơng danh nghĩa không thay đổi,

nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền cơng thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)