Lý thuyết tái sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 97 - 101)

6 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.83.

4.2.7.1. Lý thuyết tái sản xuất

Kế thừa và phát triển lý luận của trường phái Cổ điển mà trực tiếp là

F.Quesnay và A.Smith, K.Marx đã nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội một cách hệ thống và khoa học.

Trước hết ông nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về tái sản

xuất mở rộng, tái sản xuất tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội, làm rõ một số khái niệm liên quan như sản phẩm xã hội, cơ cấu sản phẩm xã hội…Theo ông, cơ cấu sản phẩm (về mặt giá trị) luôn bao gồm ba bộ phận: C + V + M.

Trong đó:

- C: Giá trị tư liệu sản xuất được chuyển sang sản phẩm mới.

- V: Giá trị mới do lao động sống của người lao động tạo ra, bộ phận lao động cần thiết.

- M: Phần giá trị mới do lao động của người lao động tạo ra, kết quả của lao động thặng dư.

Khi nghiên cứu tái sản xuất và thực hiện sản phẩm trong tái sản xuất tư bản xã hội, K.Marx đã đưa ra những giả định khoa học, là:

- Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần tuý, nghĩa là mối quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân.

- Nền sản xuất xã hội chia làm hai khu vực: Khu vực I, sản xuất tư liệu sản xuất; Khu vực 2, sản xuất tư liệu tiêu dùng (tư liệu sinh hoạt).

- Giá cả hàng hóa bằng giá trị.

- Tồn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm.

- Cấu tạo hữu cơ tư bản (C/V) không đổi. - Trừu tượng hóa ngoại thương.

Ngồi ra khi nghiên cứu tái sản xuất mở rộng ơng cịn đưa ra giả định cả hai khu vực đều có tích lũy.

K.Marx đã nghiên cứu tái sản xuất trên cả hai mức độ: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Đặc biệt K.Marx đã đưa ra sơ đồ định lượng để phân tích tái sản xuất và từ đó ơng rút ra được các điều kiện bảo

đảm tái sản xuất tư bản xã hội. Cụ thể:

Điều kiện thực hiện sản phẩm trong tái sản xuất giản đơn

- Điều kiện 1: (V + M) khu vực I = C khu vực II. Đây là điều kiện

quan trọng nhất.

- Điều kiện 3: (V + M) khu vực I + (V + M) khu vực II = (C + V + M) khu vực II

Điều kiện thực hiện sản phẩm trong tái sản xuất mở rộng.

- Điều kiện 1: (V + M) khu vực I > C khu vực II.

- Điều kiện 2: C khu vực I + C khu vực II > (C + V + M) khu vực II. - Điều kiện 3: (V + M) khu vực I + (V + M) khu vực II > C khu vực I + C khu vực II.

Qua việc phân tích các điều kiện thực hiện sản phẩn (cũng là điều kiện TSX), K.Marx chỉ ra rằng, quy mô, tốc độ của khu vực I quyết định khu vực II. Về sau V.I.Lenin phát triển bằng việc chia khu vực I thành 2 khu vực: Khu vực IA (được hiểu là công nghiệp nặng), sản xuất tư liệu

sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất; Khu vực IB, sản xuất tư liệu sản

xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng. Và theo logic khu vực IA quyết định

khu vực IB, khu vực IB quyết định khu vực II. Đây là cơ sở lý thuyết để sau này các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa khi thiến hành cơng nghiệp hóa đều ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng.

Nghiên cứu các điều kiện đó K.Marx càng nhận thấy rằng để đảm

bảo tái sản xuất xã hội diễn ra một cách ổn định khơng chỉ địi hỏi phải có lượng sản phẩm đủ (tổng sản phẩm), tỷ lệ sản phẩm giữa hai khu vực và trong từng khu vực cân đối mà việc thực hiện sản phẩm trong nội bộ khu vực, giữa các khu vực phải trôi chảy. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế tự phát, vơ chính phủ nên sự bất cân đối sản phẩm và rối loạn trong trao đổi là thường xuyên. Đó cũng là nguyên nhân của khủng

hoảng kinh tế hoặc chí ít là những bất ổn trong nền kinh tế mang tính

phổ biến.

4.2.7.2. Lý thuyết khủng hoảng kinh tế

a. Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Theo K.Marx, trong chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội

hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế trở thành hiện thực. Nó khơng phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà trở nên thường xuyên, xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa tư bản. Hình thức đầu tiên và phổ biến của khủng hoảng kinh tế trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất

bị thu hẹp, nhiều nhà máy bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hố khơng phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là “thừa” so với sức mua có hạn của quần chúng lao động.

b. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa

Nguyên nhân bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hố cao của lực lượng sản xuât với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:

- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vơ chính phủ trong tồn xã hội.

- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng khơng có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá.

- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê.

c. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, cứ khoảng từ 8 đến 12 năm nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư

bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu

cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau.

Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.

+ Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Trong giai đoạn này, hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình

trệ, xí nghiệp đóng cửa, cơng nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ

xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng

sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn

biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.

+ Tiêu điều: đặc điểm của giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái đình trệ, khơng cịn tiếp tục đi xuống nữa nhưng cũng khơng tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hoá được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều

vì khơng có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này để thốt khỏi tình trạng bế

tắc, các nhà tư bản cịn sống sót tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền cơng, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn lợi trong tình trạng hạ giá, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.

+ Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khơi phục và mở

rộng sản xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt

đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.

+ Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hố tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức

mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng

kinh tế mới.

Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả nông nghiệp. Nhưng khủng hoảng trong nông nghiệp thường kéo dài

hơn khủng hoảng trong công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc

quyền tư hữu về ruộng đất đã cản trở việc đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, trong nơng nghiệp vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ những người tiểu nông, điều kiện sống duy nhất của họ là tạo ra nơng phẩm hàng hố trên đất canh tác của mình, vì vậy họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.

Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn khơng tránh khỏi, nhưng nhờ có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt. Song sự can thiệp này không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế.

4.3. NỘI DUNG CƠ BẢN HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA V.I.LENIN (1870 - 1924)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)