PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 115)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG

PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

cuối thế kỷ XIX. Sự ra đời trường phái Tân cổ điển nhằm đáp ứng yêu

cầu đổi mới về lý luận trong hồn cảnh thực tiễn đã có nhiều biến đổi.

Về mặt thực tiễn: Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, ở châu Âu (nhất

là Tây Âu) và Mỹ, khoa học kỹ thuật tiến bộ, quá trình cơng nghiệp hóa

được đẩy mạnh, lực lượng sản xuất phát triển đã làm cho nền kinh tế thị

trường tư bản và chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh. Đây là nguyên nhân

dẫn các mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tế - xã hội ở các

nước phát triển càng trầm trọng. Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát... gia tăng. Mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, đấu tranh giai cấp mở rộng.

Đây cũng là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản tự do

cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền đã làm xuất hiện nhiều hiện

tượng kinh tế mới như sự thơn tính, sáp nhập lẫn nhau giữa các cơng ty

để hình thành các tổ chức độc quyền đối lập cạnh tranh và chi phối nhà

nước, các tổ chức tài chính thao túng nền kinh tế và đời sống xã hội các

nước, đầu tư tư bản vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và sự xâm chiếm

lãnh thổ thế giới của các nước lớn… Những vấn đề này vượt ra ngồi khả năng giải thích của trường phái Cổ điển đang trong thời kỳ suy tàn.

Về mặt lý luận: Cuối thế kỷ XIX cũng là thời kỳ nở rộ sự phê phán

chủ nghĩa tư bản từ nhiều giai cấp khác nhau. Trước hết, đó là sự phê

phán sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa từ trường phái Tiểu tư sản (những

năm 30 của thế kỷ XIX), sự phê phán chủ nghĩa tư bản và khẳng định

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)