HOÀN CẢNH RA ĐỜI, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 79 - 80)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

4.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

4.1.1. Hoàn cảnh ra đời

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp Anh và một số nước Tây Âu bước vào giai đoạn kết thúc. Cuộc cách

mạng công nghiệp đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của lực

lượng sản xuất chủ nghĩa tư bản. Về mặt kinh tế, quan hệ sản xuất dựa trên nền tảng chế độ tư hữu và phát triển tự phát đã mâu thuẫn với tính xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Về mặt xã hội, đại công nghiệp cơ khí đã thúc đẩy q trình hình thành và phát triển giai cấp vô sản ở các nước. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện sự đấu tranh, phê phán chủ nghĩa tư bản từ nhiều phía: giai cấp tiểu tư sản (Trường Phái Tiểu tư sản), giai cấp vô sản (Chủ nghĩa xã hội khơng tưởng), thậm chí trong nội bộ giai cấp tư sản.

Chế độ bóc lột công xưởng đã làm cho mâu thuẫn giữa người lao động với tư bản thêm gay gắt là nguyên nhân buộc giai cấp công nhân

phải đứng lên để tự giải phóng mình. Những cuộc đấu tranh có quy mô

ngày càng lớn của giai cấp công nhân chống lại tồn bộ giai cấp tư sản

địi hỏi khơng những quyền lợi về kinh tế mà cả những quyền lợi về

chính trị. Ở Tây Âu (điển hình là Anh, Pháp và Đức) xuất hiện nhiều

cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản. Trong đó nổi bật là phong trào “Hiến chương” của giai cấp công nhân ở Anh (1836 - 1848), cuộc khởi nghĩa của công nhân ngành tơ sợi thành phố Lyon ở Pháp (1831- 1834), hay cuộc đấu tranh của công nhân Đức (1848).

Phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân đã có bước phát triển rõ

rệt, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác, từ đấu tranh kinh tế dần

độ áp bức bóc lột của xã hội tư bản và xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.

Các cuộc đấu tranh của cơng nhân đã có những tác động nhất định, buộc giai cấp tư sản phải có những nhượng bộ. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của công nhân giai đoạn này đều thất bại mà nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa có một đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo của giai cấp cơng nhân. Điều đó đặt ra nhu cầu bức thiết phải có hệ tư tưởng, hệ thống lý luận khoa học, cách mạng làm vũ khí tư tưởng, tinh thần cho giai cấp công nhân, làm kim chỉ nam cho phong trào

đấu tranh của công nhân.

Về mặt lý luận thời kỳ này xuất hiện nhiều học thuyết khoa học về

các lĩnh vực, trong đó nổi bật Triết học cổ điển (Đức), Kinh tế chính trị

tư sản cổ điển (Anh) và Chủ nghĩa xã hội không tưởng (Pháp). Tiếp thu

sáng tạo tinh hoa nhân loại, gắn với bối cảnh thực tiễn châu Âu giữa thế

kỷ XIX và để đáp ứng địi hỏi cấp thiết của phong trào cơng nhân, chủ

nghĩa Marx đã ra đời. Trong đó kinh tế học (kinh tế chính trị học) là bộ phận hợp thành đặc biệt quan trọng để chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa tư

bản, là cơ sở lý luận để phê phán chủ nghĩa tư bản một cách triệt để và

tạo nền tảng lý luận xây dựng xã hội tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)