Lý thuyết cân bằng tổng quát

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 133 - 135)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.4.2. Lý thuyết cân bằng tổng quát

Điển hình cho xu hướng phục hồi tư tưởng tự do kinh tế là lý thuyết

cân bằng tổng quát của L.Walras. Ơng tập trung phân tích thị trường tự do cạnh tranh. Theo ông, cạnh tranh tự do là trường hợp chung, phổ biến và từ tự do cạnh tranh thực tế có thể đưa đến một trạng thái kinh tế tối ưu. Trên cơ sở nguyên tắc tối đa hố ích lợi, ơng mơ tả cân bằng chung của thị trường thông qua cung - cầu và giá cả.

Theo L.Walras, trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu thị trường gồm ba loại:1) Thị trường sản phẩm (thị trường thành phẩm sẵn sàng cho tiêu dùng). Đây là nơi mua bán hàng hoá tiêu dùng, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hoá là giá cả của chúng; 2) Thị trường lao động (thị trường

dịch vụ cho sản xuất). Thị trường lao động là nơi thuê mướn nhân công, tiền lương (tiền công) là giá cả của lao động; 3) Thị trường tư bản, là nơi vay mượn tư bản, lợi tức cho vay là giá cả của tư bản.

Ông phân biệt nhà tư bản và doanh nhân. Nhà tư bản là người có tiền cho vay để thu lợi tức. Còn doanh nhân là người giám chấp nhận mạo hiểm, vay tư bản đầu tư để thu lợi nhuân. Tiếp đến, ông cho rằng ba loại

thị trường trên có sự độc lập tương đối với nhau, song nhờ có sự hoạt

động của các doanh nhân nên các thị trường có quan hệ với nhau. Chính

nhà doanh nhân là tác nhân thực hiện sự kết nối và thực hiện sự cân bằng giữa các thị trường. Trước hết, doanh nhân là người sản xuất hàng hoá để bán, nên trên thị trường hàng hoá doanh nhân đại diện cho sức cung.

Hàng hoá được bán với giá cả nhất định, mang lại cho doanh nhân thu

nhập. Ngược lại, để sản xuất hàng hoá, doanh nhân phải vay vốn trên thị trường tư bản và thuê nhân công trên thị trường lao động. Trên hai thị trường này thì doanh nhân là sức cầu. Để vay vốn doanh nhân phải trả lợi tức, để thuê công nhân họ phải trả tiền lương. Lợi tức và tiền lương được gọi là chi phí sản xuất.

Nếu giá bán hàng hố trên thị trường sản phẩm lớn hơn chi phí sản xuất thì doanh nhân có lãi nên anh ta sẽ mở rộng sản xuất. Khi sản xuất

được mở rộng, cung hàng hố trên thị trường sản phẩm tăng, do đó giá cả

hàng hoá giảm làm cho thu nhập giảm xuống. Ngược lại, để sản xuất

thêm, doanh nhân phải vay thêm vốn, thuê thêm công nhân, cầu về các yếu tố sản xuất tăng lên, lợi tức và tiền lương tăng tức chi phí sản xuất tăng lên. Khi thu nhập của những hàng hoá sản xuất tăng thêm giảm xuống (thu nhập giới hạn) ngang với chi phí thêm để sản xuất ra chúng (chi phí giới hạn) thì doanh nhân sẽ khơng có lãi do việc sản xuất thêm

nữa nên họ dừng quy mô sản xuất ở đó. Lúc này cầu về lao động và tư

bản ổn định nên tiền lương và lợi tức ổn định. Đồng thời cung về hàng

hoá ổn định nên giá cả hàng hoá cũng ổn định. Cả ba thị trường đều đạt

đến trạng thái cân bằng. Ông gọi đó là cân bằng tổng quát.

Điều kiện để có cân bằng tổng quát là cân bằng giữa thu nhập do bán

những hàng hoá sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra các hàng hố đó. Q trình thực hiện sự cân bằng này, trong nền kinh tế tự do cạnh tranh,

hàng hoá trên thị trường. Rõ ràng đây là sự kế thừa và phát triển tư tưởng “Bàn tay vơ hình” của A.Smith về tư tưởng tự do kinh tế. Tuy vậy, cũng tương tự như A.Smith, L.Walras cho rằng khi cạnh tranh tỏ ra là khơng thích hợp, thì nhà nước phải can thiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)