Lý thuyết về tư bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 67 - 68)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.2.2.4. Lý thuyết về tư bản

Lý thuyết tư bản được thể hiện khá rõ nét trong lý thuyết kinh tế của

các nhà trọng nông. Ở mức độ nào đó có thể cho rằng chính các nhà

trọng nơng là những người đầu tiên nghiên cứu tư bản một cách tương

đối cụ thể.

Về hình thái tư bản, nếu trường phái Trọng thương coi tư bản là tiền, thì trường phái Trọng nông cho rằng tư bản không phải là tiền mà là đất

đai đưa lại sản phẩm ròng, là tư liệu sản xuất nhưng được mua bằng tiền đó. Nó là những yếu tố vật chất đưa vào sản xuất nông nghiệp như nông

cụ, sức vật cày kéo, hạt giống, tư liệu sinh hoạt của công nhân. Tư bản là hiện vật, nó tồn tại vĩnh viễn. Trong tồn bộ tư bản hay khối lượng tài

sản khổng lồ của đất nước (gồm động sản và bất động sản) thì tiền chỉ là

một đại lượng rất nhỏ.

Về phân chia các bộ phận tư bản: F.Quesnay đã chia tư bản làm 2 loại gồm: những nơng cụ, súc vật cày kéo, cơng trình sản xuất là tư bản

ứng trước đầu tiên (sau này A.R.J.Turgot gọi đó là tư bản cố định) cịn

hạt giống, tư liệu sinh hoạt của công nhân là tư bản ứng trước hàng năm

(A.R.J.Tuorgot gọi là tư bản lưu động). Điều đó chứng tỏ các nhà trọng

nông là những người đầu tiên biết căn cứ vào tính chất chu chuyển của

các bộ phận tư bản để phân chia chúng, đồng thời họ cũng là những

người đầu tiên đặt tên và đưa ra các khái niệm “tư bản cố định”, “tư bản

lưu động”. Tư bản cố định là tư bản được đầu tư ban đầu và được sử

một cống hiến lớn của trường phái Trọng nông. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy mang tính phiến diện. Ngồi ra, sự phân chia tư bản của họ cịn có sự nhầm lẫn giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)