VỊ TRÍ LỊCH SỬ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 34 - 36)

Trường phái Trọng thương là trường phái lý luận đầu tiên của kinh tế học tư sản, nó trực tiếp phản ánh quyền lợi của giai cấp tư sản thương nghiệp trong thời kỳ tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng phản ánh sự tiến bộ trong đời sống kinh tế của châu Âu thế kỷ XV - XVII.

Khi đánh giá về vị trí lịch sử của trường phái Trọng thương, các nhà kinh tế học đã có nhiều cách đánh giá khác nhau. Một số nhà kinh tế học

đã coi tư tưởng của trường phái Trọng thương là những tư tưởng ngây

thơ, là một loại mê tín thời trung cổ. Song lại có người cho rằng trường phái Trọng thương là học thuyết vạn năng…

Theo Karl Marx, tư tưởng trọng thương đã đoạn tuyệt với thời kỳ

trung cổ trong việc nhận thức những nhiệm vụ của tư tưởng kinh tế, đã nghiên cứu về mặt lý luận những vấn đề của chủ nghĩa tư bản sớm nhất.

Lý thuyết của trường phái Trọng thương không chỉ là học thuyết kinh tế mà còn là cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản.

Trên thực tế, mặc dù chưa biết đến quy luật kinh tế và cịn hạn chế về tính lý luận, nhưng hệ thống quan điểm kinh tế của trường phái Trọng

thương đã tạo ra những tiền đề cho các lý luận kinh tế - thị trường sau

này. Bởi vì, chủ nghĩa trọng thương đã khẳng định sự giàu có khơng phải

là giá trị sử dụng mà là giá trị, là tiền; mục đích hoạt động của kinh tế

hàng hoá là lợi nhuận. Trường phái Trọng thương là trường phái coi

trọng thương nghiệp, họ là người đầu tiên đứng trên lập trường của giai

cấp tư sản để giải thích những hiện tượng và quá trình kinh tế của thời

đại mà việc sản xuất của đại bộ phận sản phẩm của quốc gia vẫn cịn được tiến hành dưới hình thức phong kiến, phần lớn sản phẩm vẫn chưa

mang hình thái hàng hóa. Thời đại của những tổ chức phường hội cịn

đóng vai trị thống trị, các cơng trường thủ cơng tư bản chủ nghĩa đang

hình thành và phát triển. Sản phẩm càng biến thành hàng hóa thì tiền tệ càng hồn thiện những chức năng của nó và trở thành một sức mạnh vô cùng mới mẻ đối với con người. Từ chỗ người ta chỉ chú ý đến giá trị sử dụng, coi đó là của cải (vì của cải của nền kinh tế tự nhiên là giá trị sử dụng), thì nay giá trị sử dụng bị mờ đi, trước họ là một sức mạnh khác - giá trị trao đổi, biểu hiện nổi bật nhất của nó là tiền. Vì vậy, người ta q nhấn mạnh giá trị trao đổi - tiền và coi tiền là đấng tối cao, thần thánh hóa nó. Nói cách khác, coi tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải (giá trị

là của cải của nền sản xuất hàng hóa) và xuất phát từ đó người ta lý giải

các vấn đề khác. Họ là người đầu tiên nghiên cứu của cải và phương thức làm tăng của cải của chủ nghĩa tư bản, đối với họ của cải chủ yếu là tiền và các phương thức làm tăng lượng tiền đều làm tăng của cải.

Trường phái Trọng thương còn nằm trong chế độ phong kiến, sử

dụng nhà nước phong kiến để làm giàu cho giai cấp tư sản, vì vậy trường phái này quan niệm của cải trong phạm vi quốc gia và đứng trên góc độ

đó để xem xét của cải, cho nên họ khẳng định rằng ngoại thương mới là

nguồn tăng lên của cải, cịn nội thương chỉ đóng vai trị giúp đỡ cho

ngoại thương, lao động của các ngành sản xuất để xuất khẩu mới là lao

động sản xuất. Họ đã đề cao vai trò của nhà nước đối với sự phát triển

nhận quy luật. Trường phái Trọng thương mang tính chất kinh nghiệm.

Mặc dù vậy, một số quan điểm của trường phái trọng thương ngày nay

vẫn cịn có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là những quan điểm về vai trò kinh tế

của nhà nước đã được các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại vận dụng

nhiều. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau và do trình độ phát triển kinh tế có nhiều chênh lệch, nên sự biểu hiện của trường phái trọng thương ở các nước có những nét khác biệt khá rõ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)