Lý thuyết của cải và nhu cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 136 - 137)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.5.2. Lý thuyết của cải và nhu cầu

Trong lý thuyết này, A.Marshall đã đưa ra những sự giải thích về của

cải, phân loại của cải, nguồn gốc của cải, hình thức của cải. Ơng giải thích về mối quan hệ giữa cầu, cung, giá cả và xác định các quy tắc của cầu, ý

thức của con ngườì trong việc điều chỉnh nhu cầu đối với sản phẩm tiêu

dùng từ đó sẽ tác động đến các quy tắc thị trường. Ông đưa ra khái niệm cầu co giãn và cầu không co giãn để phân biệt. Về sau, các nhà kinh tế học hiện

đại bổ sung và đưa ra khái niệm “cầu co giãn một đơn vị”.

Theo ông, của cải gồm những vật thoả mãn nhu cầu cho con người một cách trực tiếp hay gián tiếp. Về hình thức, nó là những của cải vật chất hay phi vật chất. Về nguồn gốc, nó có thể do người khác hay nơi khác mang lại cho cá nhân (ngoại tức) hay do bản thân họ tạo ra (nội tại). Chúng có được là do chuyển dịch, cho không hay qua trao đổi. Trên góc

độ chủ thể sở hữu, của cải bao gồm: của cải cá nhân, của cải tập thể và

của cải xã hội. Của cải cá nhân là những thứ chỉ mang lại lợi ích cho từng người và là độc lập. Của cải tập thể là những của cải mà một cá nhân có chung với những người khác như là những người láng giềng. Của cải của một dân tộc hay xã hội được hình thành từ những của cải cá nhân và của cải tập thể, nó đối lập với của cải cá nhân.

A.Marshall cho rằng, nhu cầu rất nhiều và đa dạng, nhưng nhu cầu về một thứ của cải là có hạn và có khả năng thoả mãn được. Ông viết: “Các nhu cầu và mong muốn của con người thì nhiều và thuộc các loại rất khác nhau, nhưng chúng thường bị hạn chế và có khả năng thoả mãn”. Theo ơng, thơng thường, tính ích lợi của sản phẩm giảm cùng với mức tăng số lượng có sẵn để thoả mãn nhu cầu. Ích lợi tồn bộ hay tổng ích lợi của nó tăng lên chậm hơn so với số lượng của nó. Tuy vậy, nhu cầu sẽ thay đổi bởi sự kích thích của những hoạt động mới thay thế.

Khi phân tích cầu, trên cơ sở vận dụng nhiều tư tưởng có trước đó, ơng cho rằng nếu một sản phẩm có thể thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau thì người có sản phẩm đó sẽ phân phối nó theo cách để thu được ích lợi giới hạn như nhau trong mọi trường hợp. Các vật có thể được sử dụng

cho hiện tại hoặc cho tương lai. Tuy nhiên, tương lai là cái khơng chắc chắn do đó về mặt tâm lý, cần phải lưu ý đến tình hình là những nhu cầu hiện tại khác với những nhu cầu trong tương lai. Cũng bởi là yếu tố tâm lý nên mỗi người sẽ khơng hy vọng và dự tính tương lai theo cùng một cách như nhau.

A.Marshall đặc biệt quan tâm đến sự phân tích “cầu”, nhằm xác định

quy luật vận động của cầu. Theo ông, quy luật chung của cầu là để số

lượng cầu ngày càng lớn thì giá cả càng phải nhỏ. Với giá này, số lượng

được cung có thể tìm được người mua. Nhu cầu có thể bị thay đổi bởi sự

giảm giá hàng hố trong cạnh tranh. Ơng đưa ra khái niệm sức mua để giải thích cho sự biến đổi của cầu.

Ông nghiên cứu sự biến đổi của cầu do sự thay đổi của giá. Theo ông, nguyên tắc cơ bản là khi giá thay đổi sẽ làm cho “lượng cầu” thay đổi theo chiều ngược lại. Có nghĩa là khi giá tăng, lượng cầu sẽ giảm. Ngược lại, giá giảm lượng cầu sẽ tăng. Tuy vậy, phản ứng của lượng cầu đối với những loại vật phẩm khác nhau là không giống nhau nếu cùng một mức thay đổi của giá. Ơng nói: “Một sự giảm bớt 1/10 của giá có thể làm cho số lượng hàng hố bán ra tăng lên 1/20, 1/4 hoặc gấp đôi”. Bởi vậy, sự co giãn của cầu được gọi là mạnh hay yếu tuỳ theo số lượng cầu tăng nhiều hay ít khi giá cả hàng hố đó giảm đi. Từ đó, ơng đưa ra khái niệm cầu co giãn và cầu không co giãn.

Cầu co giãn là những nhu cầu có mức thay đổi lớn hơn sự biến động của giá. Ngược lại, cầu không co giãn hoặc co giãn ít là những nhu cầu

có mức biến động nhỏ hơn mức biến động của giá cả. Tất nhiên, cũng

phải xem xét một thực tế là độ co giãn của cầu còn phụ thuộc vào số tiền

mà các cá nhân có thể chi tiêu cho việc thoả mãn nhu cầu đó. Ngồi ra,

sự co giãn của cầu còn thay đổi theo thời gian do sự thay đổi các hoạt

động kinh tế và các điều kiện cụ thể về thu nhập, nhu cầu…

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)