TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN
5.2.3.2. Lý thuyết giá trị trao đổ
Những người ủng hộ nguyên lý giá trị lao động, cho rằng giá trị và
giá trị trao đổi là khách quan. Ngược lại, C.Menger lại cho rằng giá trị trao đổi là chủ quan. Trong quá trình trao đổi các cá nhân dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan, tính tốn căn cứ vào nhu cầu của mình, họ so sánh sản phẩm mình thu được sau trao đổi với sản phẩm mình bỏ ra. Cơ sở của
trao đổi là sự so sánh ích lợi giới hạn của sản phẩm mình mang ra trao
đổi với sản phẩm thu được sau trao đổi, nếu thấy có lợi họ sẽ trao đổi.
Ví dụ: Hai nơng dân A và B đều có hai loại sản phẩm như nhau là bò và ngựa nhưng số lượng khác nhau. Nơng dân A nhiều bị (7 con) và ít ngựa (3 con), ngược lại nơng dân B ít bị (3 con) và nhiều ngựa (7 con). Họ sắp xếp thứ tự giá trị như sau:
Bảng 5.2: Thứ tự giá trị sản phẩm của hai nông dân Thứ tự giá trị sản phẩm
Nông dân A Nông dân B
Thứ tự sản
phẩm Bò (7 con) Ngựa (3 con) Bò (3 con) Ngựa (7 con)
1 10 9 9 10 2 9 8 8 9 3 8 7 7 8 4 7 7 5 6 6 6 5 5 4 4
Bảng 5.2 cho thấy: Trên cơ sở giá trị ích lợi giới hạn, A xác định giá trị của bò là 4 và ngựa là 7. Ngược lại, B xác định giá trị của ngựa là 4 còn bò là 7. Với số lượng sản phẩm khác nhau, ích lợi giới hạn (theo đó là giá trị) khác nhau, trao đổi có lợi, nên trao đổi.
Với lần trao đổi thứ nhất: A mất con bò thứ 7 giá trị 4 được con ngựa thứ 4 giá trị 6. B mất con ngựa thứ 7 giá trị 4 được con bò thứ 4 giá trị là 6. Như vậy, với lần trao đổi này, cả hai người đều mất 4, được 6, lãi 2
nên quá trình trao đổi được thực hiện. Lần trao đổi thứ hai: A mất thêm con bò thứ 6 giá trị 5 được thêm cịn bó thứ 5 giá trị là 5; B mất con ngựa thứ 6 giá trị 5 được con bò thứ 5 giá trị 5. Tức là cả hai người đều mất 5
được 5 vì thế họ khơng lời, cũng không lỗ trong lần trao đổi này. Nếu
tiếp tục trao đổi lần thứ ba: A mất con bò thứ 5 giá trị 6, được thêm con
ngựa thứ 6 giá trị 4; B cũng mất con ngựa thứ 5 giá trị là 6 được con bò thứ 6 giá trị 4. Với lần trao đổi này cả A và B đều mất 6, được 4, lỗ 2 nên không trao đổi nữa.
Từ đó C.Menger đi đến kết luận: “Trao đổi kinh tế sẽ dẫn đến thoả
mãn đầy đủ nhu cầu của con người, tăng cường phương tiện thoả mãn
nhu cầu của những cá nhân tham gia vào trao đổi”. Qua đó ơng chỉ ra hai
điều kiện để trao đổi được thực hiện là: Thứ nhất, cả hai người đều có lợi
trong trao đổi; Thứ hai, sản phẩm dư thừa của người này là sản phẩm
khan hiếm của người kia và ngược lại.