Đặc điểm cơ bản của kinh tế chính trị học K.Marx và

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 82 - 83)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

4.1.3. Đặc điểm cơ bản của kinh tế chính trị học K.Marx và

V.I.Lenin

- Về đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị: Từ việc phân tích sản

xuất xã hội, hai mặt của nền sản xuất xã hội (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất), K.Marx cho rằng kinh tế chính trị khơng nghiên cứu mặt tự nhiên, “kỹ thuật” của nó. Kính tế chính trị nghiên cứu mặt “xã hội” của nền sản xuất. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất, quan hệ giữa người với người diễn ra trong tất cả các khâu của qua trình tái sản xuất xã hội.

Tuy nhiên, kinh tế chính trị cũng nghiên lực lượng sản xuất và kiến

trúc thượng tầng nhưng chỉ để làm rõ thêm quan hệ sản xuất trong mối

quan hệ biện chứng giữa nội dung với hình thức, cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng xã hội. Nói cách khác, kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

- Phương pháp nghiên cứu:

Để nhận thức hiện thực khách quan và tái hiện đối tượng nghiên cứu

vào tư duy, cấu thành một hệ thống những phạm trù và quy luật, khoa học kinh tế chính trị cũng sử dụng phép biện chứng duy vật và những phương pháp khoa học chung như mơ hình hố các q trình và hiện tượng nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết, tiến hành thử nghiệm, quan sát thống kê, trừu tượng hố, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ

thống... Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu đặc thù, nên phương pháp

quan trọng của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học.

Nội dung cơ bản của phương pháp “trừu tượng hóa khoa học” là sử

dụng sức mạnh của tư duy; lựa chọn “cái” chủ yếu, bản chất để nghiên

cứu, gạt bỏ (trừu tượng hóa) “cái” thứ yếu, khơng bản chất.

Nhiệm vụ của kinh tế chính trị là từ việc nghiên cứu những hiện

tượng phong phú, da dạng trong hoạt động kinh tế để rút ra được các

phạm trù, các quy luật kinh tế khách quan tồn tại, hoạt động và chi phối

nền sản xuất xã hội. Qua đó, kinh tế chính trị vạch ra được xu hướng vận

động của đời sống kinh tế xã hội.

4.2. NỘI DUNG CƠ BẢN HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA K.MARX (1818 - 1883)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)