Lý thuyết ích lợi giới hạn và giá trị ích lợi giới hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 121 - 123)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.2.3.1. Lý thuyết ích lợi giới hạn và giá trị ích lợi giới hạn

Lý thuyết giá trị và giá trị trao đổi của phái Thành Viene do C.Menger khởi xướng và được V.Wieser, B.Bawerk bổ sung. Điểm nổi bật về lý thuyết giá trị của trường phái này là giá trị ích lợi - giá trị chủ quan. Tuy vậy, khác với các bậc tiền bối như Xenophone, A.R.J.Turgot và J.B.Say, trường phái Thành Viene bằng cách kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học

cùng với việc vận dụng định luật nhu cầu (Định luật 1) để đưa ra các phạm trù “ích lợi giới hạn” và “giá trị ích lợi giới hạn”.

Để giải thích cho phạm trù “giá trị ích lợi giới hạn”, C.Menger đã xuất

phát từ phạm trù “ích lợi giới hạn”. Vận dụng Định luật 1, định luật nhu cầu của H.Gossen, C.Menger nhận thấy: Khi số lượng sản phẩm tiêu dùng tăng lên thì cường độ nhu cầu giảm. Bởi vậy, sản phẩm mang ra tiêu dùng sau sẽ

được cá nhân đánh giá là có ích lợi nhỏ hơn so với sản phẩm trước. Vậy, với

một lượng sản phẩm có hạn, thì sản phẩm cuối cùng mang ra thoả mãn nhu cầu sẽ có ích lợi nhỏ nhất. Ơng gọi sản phẩm đó là “sản phẩm giới hạn”, ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn” và nó quyết định ích lợi chung của tất cả các

sản phẩm. Thí dụ, một ngày có 4 thùng nước để dùng. Thùng thứ nhất để

thoả mãn nhu cầu bức thiết nhất là để nấu ăn có ích lợi cao nhất, chẳng hạn là 9. Thùng thứ hai để uống, ít cấp thiết hơn có ích lợi là 7. Thùng thứ ba để tắm giặt ích lợi là 3. Thùng thứ tư để tưới cây ích lợi ít nhất là 1. Như vậy, thùng thứ tư là thùng nước giới hạn, ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn”. Và như vậy, ích lợi của nó là ích lợi chung của cả 4 thùng nước, nó là 1, hồn tồn khác với ích lợi của từng sản phẩm cũng như ích lợi trung bình của

chúng. Từ đó ơng đưa ra định nghĩa: “Ích lợi giới hạn là ích lợi của sản

phẩm cuối cùng mang ra thỏa mãn nhu cầu. Nó nhỏ nhất và nó quyết định ích lợi chung của các sản phẩm”.

Hình 5.2. Ích lợi giới hạn

Nguồn: Đinh Thị Thu Thủy (2003), Lịch sử học thuyết kinh tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.132.

Từ phạm trù “ích lợi giới hạn”, C.Menger đi đến kết luận giá trị của

vật do “ích lợi giới hạn” quyết định và được gọi là “giá trị ích lợi giới

hạn”. Giá trị của nó sẽ được quyết định bởi ích lợi giới hạn và bằng với

ích lợi giới hạn. Theo đó vật có ích lợi giới hạn càng lớn thì giá trị càng cao và ngược lại “ích lợi giới hạn” thấp thì giá trị thấp.

Ích lợi giới hạn được đánh giá một cách chủ quan tuỳ theo số lượng

vật phẩm mang ra tiêu dùng và ý muốn của cá nhân. Do vậy, sự đánh giá về mặt giá trị cũng mang tính chủ quan và khơng thống nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)