Hoàn cảnh ra đờ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 37 - 38)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.1.1.1. Hoàn cảnh ra đờ

Trường phái Cổ điển Anh ra đời cuối thế kỷ XVII. Sự ra đời và đặc

điểm của trường phái Cổ điển Anh đặc trưng cho trường phái Cổ điển nói

chung. Về cơ bản trường phái Cổ điển Anh xuất hiện vì một số ngun

nhân chính sau:

- Nhờ những đóng góp của trường phái Trọng thương các nước Tây

Âu đã tích lũy được nhiều tiền đây là điều kiện quan trọng giúp các nước

có thể đầu tư phát triển sản xuất và thương mại. Sang giai đoạn 2 của

trường phái Trọng thương, đặc biệt ở Anh và Pháp các nhà trọng thương

đã chuyển hướng coi trọng sản xuất, giai cấp tư sản tập trung phát triển

sản xuất. Nhờ vậy các công trường thủ công tư bản đã bắt đầu phát triển

mạnh và sang thế kỷ XVII nó đã trở thành hiện tượng phổ biến, dẫn đến sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội.

Do sản xuất ngày một phát triển nên đã làm nẩy sinh nhiều vấn đề

mới. Của cải do sản xuất tạo ra chứ không phải như quan niệm của

trường phái Trọng thương trước đây. Của cải không chỉ là tiền, là giá trị

mà cịn là khối lượng hàng hóa khổng lồ… Từ đó địi hỏi phải có lý

thuyết kinh tế mới để giải thích cho những hiện tượng kinh tế mới. Tất cả những điều kiện kinh tế, xã hội cuối thế kỷ XVII chứng tỏ thời kỳ tích luỹ ban đầu của tư bản đã kết thúc, thay vào đó là thời kỳ tích luỹ

tư bản, tức thời kỳ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu. Những hạn chế,

phiến diện và phi lý của trường phái Trọng thương đã bộc lộ rõ ràng, địi hỏi phải có lý luận mới để đáp ứng với sự vận động và phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Việc đẩy mạnh tích tụ tư bản và tước đoạt ruộng đất làm hình thành 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong những thời

kỳ trước, thương nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng, cịn các ngành

khác như cơng nghiệp, nơng nghiệp chỉ có vai trò phục vụ, trợ giúp cho thương nghiệp nên địa vị của tư bản sản xuất là thứ yếu. Nhưng ở thời kỳ

này, vai trị của cơng nghiệp đã có sự thay đổi, một số ngành của cơng

nghiệp như dệt, cơng nghiệp khai thác… đã có sự phát triển mạnh mẽ. Sự

thống trị của tư bản thương nghiệp ở những thế kỷ trước dần được thay

thế bởi tư bản cơng nghiệp. Lợi ích của giai cấp tư sản cũng chuyển dần từ lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, vai trò của tư bản sản xuất ngày càng

được củng cố địi hỏi phải có lý thuyết bảo vệ lợi ích cho tư bản sản xuất.

Do vậy, trường phái Cổ điển ra đời.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)