Hoàn cảnh ra đời trường phái Trọng nông

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 63)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.2.1.1. Hoàn cảnh ra đời trường phái Trọng nông

Cũng như trường phái Cổ điển ở Anh, trường phái Trọng nông ra đời trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa ở

giai đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn. Tuy nhiên, trường phái

Trọng nông xuất hiện trong hồn cảnh tương đối đặc biệt có nhiều điểm

khác với trường phái Cổ điển Anh, bắt nguồn từ những hậu quả do “sai

lầm” của trường phái Trọng thương Pháp, mà trực tiếp là chính sách của bộ trưởng tài chính J.B.Colbert.

Từ giữa thế kỷ XVII, do ảnh hưởng của trường phái Trọng thương, ở Pháp nền nông nghiệp bị suy sụp nghiêm trọng. Với mục tiêu tập trung phát triển sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu nên J.B.Colbert chủ trương áp dụng nhiều chính sách trong đó có việc tăng thuế nơng nghiệp.

Đây là ngun nhân làm cho thuế trực thu và gián thu… nộp cho nhà thờ

và nhà vua rất nặng nề, chính sách hạ giá ngũ cốc và các nông phẩm khác, tư bản thương nghiệp dưới sự bảo hộ của trường phái Trọng thương tăng bóc lột nơng dân bằng giá cánh kéo. Thực chất ông chủ trương hy sinh nông nghiệp cho phát triển cơng nghiệp. Chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao trong khi giá nông sản phẩm giảm, nông dân thua lỗ, bỏ ruộng

đất, nông nghiệp đình đốn. Từ đó địi hỏi phải có chính sách khơi phục và

phát triển nơng nghiệp, tìm cho nơng nghiệp một hướng đi mới: kinh

doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của tư bản kinh doanh nông nghiệp và chống lại trường phái Trọng thương. Trong hồn cảnh đó trường phái Trọng nông ra đời.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)