Lợi nhuận và lợi nhuận bình quân

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 93 - 95)

6 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.83.

4.2.6.1. Lợi nhuận và lợi nhuận bình quân

K.Marx đã vạch rõ quá trình chuyển hoá của giá trị thặng dư thành lợi nhuận, lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất trong điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ln có một khoản chênh lệch, cho

nên sau khi bán hàng hóa, nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản

dư. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là tổng chi phí bỏ ra để có được q trình sản xuất bao gồm chi phí mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (ký hiệu là c), và thuê mướn lao động (ký hiệu là v). Tổng chi phí sản xuất ký ký hiệu là k. Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là

“con đẻ” của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hóa là

lợi nhuận, hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Giá trị hàng hóa = c + v + m, sẽ chuyển hóa thành:

Giá trị hàng hóa = k + p (giá trị hàng hóa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa + lợi nhuận).

Do giá cả hàng hóa có thể không phù hợp với giá trị nên lượng lợi nhuận và lượng giá trị thặng dư cũng có thể không bằng nhau. Nhưng thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư là một, lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. Khơng có giá trị thặng dư sẽ khơng có lợi nhuận. K.Marx viết; “Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dơi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dơi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng

hóa”7.. Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất

giữa nhà tư bản và lao động làm th, vì nó làm cho người ta nhầm tưởng rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra.

K.Marx nghiên cứu khối lượng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cũng như chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ tính thành phần trăm giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất.

%100 100 % 100 ' v c m k p p + = =

Trong đó: p’: tỷ suất lợi nhuận p: lợi nhuận

k: chi phí sản xuất

Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào các yếu tố: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản và tiết kiệm tư bản cố định.

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong điều kiện tự do cạnh tranh, K.Marx giải thích cơ chế chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình qn, giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất. Ông cho rằng, các tư bản cá biệt hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, do có cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tạo ra lượng giá trị thặng dư khác nhau nhưng do quá trình tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác nên giá trị thặng dư

được phân phối lại để hình thành một tỷ suất lợi nhuận chung xấp xỉ bằng

nhau. Cùng với q trình đó giá trị hàng hóa cũng chuyển hóa thành giá cả sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)