Lý thuyết tiền tệ và tín dụng của K.Wichsell

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 143 - 148)

TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.6.1. Lý thuyết tiền tệ và tín dụng của K.Wichsell

Knut Wicksell (1851-1926) được coi là nhà sáng lập trường phái

Stockholm (Thụy Điển). Ơng có nhiều tác phẩm như “Tư bản và địa tơ” (1893), “Bài giảng kinh tế chính trị” (1906)... Ông nghiên cứu nhiều nội dung kinh tế, trong đó nổi bật là tiền tệ và tín dụng. Lý thuyết tiền tệ của ơng có một số nội dung chính sau:

Thứ nhất, ơng nghiên cứu chức năng của tiền, sự vận động của tiền tệ. Theo ông, tiền tệ có các chức năng phương tiện trao đổi, thước đo giá trị

và dự trữ giá trị. Trong đó, chức năng thứ nhất là quan trọng nhất. Khác

với những của cải khác, tiền tệ không ra khỏi thị trường. Khi nó khơng phải là phương tiện trao đổi, nó thực hiện chức năng cất giữ giá trị.

Thời gian mà tiền không nằm trong lưu thông là thời gian rỗi của tiền. Thời kỳ này càng lớn thì tốc độ lưu thông của tiền càng thấp và số lượng tiền để rỗi sẽ chiếm phần lớn trong số lượng tiền chu chuyển hàng năm. Lượng tiền để rỗi thường là các trữ kim và số lượng đó càng giảm thì tốc

độ lưu thông tiền càng cao. Tuy vậy, do đặc điểm của việc mua, bán

trong kinh tế thị trường, mua và bán không diễn ra đồng thời, vì vậy,

dự trữ đó điều chỉnh và hạn chế cầu về tiền tệ, các dự trữ này có xu

hướng tăng lên cùng với sự tăng lên của dân cư và sự phát triển của hệ thống tiền tệ.

Thứ hai, về tín dụng: Theo ông, tốc độ lưu thông tiền tệ có thể được

đẩy nhanh lên là nhờ có tín dụng. Tín dụng nhằm đảm bảo việc cho vay

và nhận gửi tư bản dưới hình thức tiền tệ. Đồng thời, nó cũng là nơi tập

trung các nguồn tiết kiệm của dân cư. Những hoạt động vay mượn,

chuyển dịch tư bản, thay đổi giữa tiền tệ là phương tiện dự trữ và phương tiện lưu thông diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ, đan xen lẫn nhau, gối chồng lên nhau. Vì vậy, thị trường tiền tệ và thị trường vay mượn tư bản là thống nhất với nhau.

Thứ ba, về tỷ suất lợi tức: Ông đưa ra khái niệm tỷ suất lợi tức tự nhiên và tỷ suất lợi tức của tiền và phân biệt hai loại tỷ suất này. Theo ông tỷ suất lợi tức tự nhiên là mức thu nhập dự tính của tư bản mới, nó

được xác định theo năng suất giới hạn của tư bản mới. Còn tỷ suất lợi tức

của tiền là lãi suất tư bản cho vay, lãi suất thực tế của tư bản. Mức lãi suất tiền phụ thuộc vào cung cầu về tư bản thực tế.

Tỷ suất lợi tức của tiền có xu hướng trùng với lãi xuất tự nhiên vì các

nhà kinh doanh có xu hướng cạnh tranh với nhau vay mượn để có tư bản

cố định. Khi tỷ suất lợi tức tự nhiên và tỷ suất lợi tức của tiền tách rời

nhau thì tiền tệ sẽ bị mất cân đối. Ông cho rằng, muốn lập được sự cân

đối về tiền tệ, cần phải có 3 điều kiện:

Một là, phải có sự thống nhất giữa tỷ suất lợi tức tự nhiên và tỷ suất lợi tức của tiền;

Hai là, phải có sự cân đối giữa cung và cầu tư bản hay giữa tiết kiệm và đầu tư;

Ba là, phải có sự ổn định giá cả, nhất là giá cả hàng tiêu dùng.

K.Wicksell cho rằng, ngân hàng có tác động khá rõ rệt đến tỷ suất lợi tức. Vì các ngân hàng khơng bao giờ thay đổi các tỷ suất lợi tức của

chúng trừ khi chúng bị đẩy xuống dưới sức ép của hoàn cảnh bên ngoài.

Các ngân hàng tăng tỷ suất khi lượng vàng dự trữ của họ bị giảm sút, hay khi các trái khoán của chúng quá lớn so với số vàng dự trữ của họ, hoặc là khi cả hai trường hợp đó cùng xuất hiện. Ngược lại, ngân hàng sẽ giảm

tỷ suất lợi tức khi dự trữ vàng tăng lên, số lượng trái khoán giảm sút hoặc có cả hai trường hợp đó.

5.6.2. Lý thuyết tiền tệ của I.Fisher

Irving Fisher (1867-1947) nhà kinh tế học người Mỹ. Lý thuyết tiền tệ của ông tập trung chủ yếu vào “Lý thuyết lượng tiền trong giao dịch” thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm “Sức mua đồng tiền” (1911).

Ông cho rằng, nhiệm vụ của tiền là môi giới cho lưu thông, được sử dụng vào các hoạt động giao dịch, nó làm cho trao đổi dễ dàng hơn. Ông chứng minh rất khoa học rằng sức mua của các đồng tiền phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và những của cải khác mà tiền có thể mua được. Đến lượt nó, lượng tiền trong giao dịch sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa.

Theo ông, sức mua đồng tiền phụ thuộc vào các nhân tố như: (1).

Ảnh hưởng của lưu thông tiền séc của ngân hàng; (2). Số lượng tiền tệ;

(3). Tốc độ lưu thơng tiền tệ; (4). Tồn bộ khối lượng của các giao dịch. I.Fisher là người ủng hộ lý thuyết số lượng tiền tệ. Bằng việc sử dụng

cơng cụ tốn học, ơng đưa ra phương trình trao đổi để xác định lượng

tiền trong giao dịch và chỉ ra nhân tố ảnh hưởng giá cả. Phương trình

được ông đưa ra như sau:

MV = PQ hay

V PQ

M = ; Trong đó:

M là số lượng trung bình của tiền tệ trong lưu thơng, P là giá bán trung bình của của cải,

Q là số lượng toàn bộ của cải mua được, V là tốc độ lưu thơng trung bình của tiền.

Điều đó chứng tỏ lượng tiền trong giao dịch phụ thuộc tỷ lệ thuận với

số lượng của cải, giá cả trung bình của của cải và tỷ lệ nghịch với tốc độ chu chuyển của tiền tệ.

Tuy nhiên, I.Fisher nghiên cứu sản lượng dưới góc độ chi tiêu, từ đó cơng thức MV = PQ sẽ được chuyển hóa thành: MV = PT

Ở đây, P là giá cả trung bình của tất cả các giá cả ở P, T là tổng số tất

cả số lượng các giao dịch ở Q. Từ đó:

T MV P=

Qua đó, ơng cho rằng giá cả sẽ bị chi phối bởi ba điều kiện:

1) Khối lượng tiền trong lưu thông (M), giá cả tỷ lệ thuận với khối lượng tiền trong lưu thông.

2). Tốc độ lưu thông tiền tệ (V), giá cả tỷ lệ thuận với tốc độ lưu

thông tiền tệ.

3). Giá cả tỷ lệ nghịch với toàn bộ các giao dịch mà nó phục vụ (T). Từ những phân tích trên, ơng chỉ ra rằng: trong 3 kết luận trên, kết luận thứ nhất là quan trọng nhất. Nó tạo thành lý thuyết số lượng tiền tệ, tức là, trong điều kiện tốc độ lưu thơng (V) và tồn bộ các giao dịch (T) khơng thay đổi thì, giá cả thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng tiền đưa vào lưu thông (M).

5.6.3. Lý thuyết tiền tệ của A.C.Pigou

Arthur Cecil Pigou (1877 - 1959) là nhà kinh tế học người Anh, thuộc trường phái Cambridger. Lý thuyết tiền tệ của ông thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “Giá trị của tiền”, công bố năm 1917, trên tờ “Tuần san kinh tế”.

Khác với I.Fisher và nhiều nhà kinh tế học, A.C.Pigou lại đặc biệt

chú ý đến chức năng tích trữ của tiền. Ông đi sâu xem xét chức năng

mang tính đặc thù, “thầm kín” nhưng tác động khơng nhỏ đến thị trường

nói chung và tiền tệ nói riêng. Ơng cho rằng tiền tệ dùng để tích trữ sức mua, để mua hàng hóa cần thiết vào bất kỳ lúc nào, chức năng mà không phải bất cứ của cải nào cũng có được.

Theo ơng, khơng phải lượng tiền trong giao dịch, chỉ có tiền cất giữ, lượng tiền dư rỗi, mới ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Vì vậy, lý thuyết của ông được gọi là lý thuyết “số dư tiền mặt”. Ơng đưa ra phương trình xác định lượng dư tiền mặt (được gọi là “cân bằng Cambrige”) như sau:

Md= k.PQ

Trong đó: Md là cầu về số dư tiền mặt, k là hệ số Cambrige chỉ phần “có” trong tài khoản của dân cư dưới hình thức tiền tệ, P là mức giá cả, Q là sản lượng hàng hóa lưu thơng.

A.C.Pigou rất quan tâm và trực tiếp nghiên cứu giá trị tiền tệ. Ông cho rằng, cũng như mọi hàng hóa khác giá trị của tiền cũng do cung- cầu

hưởng nhiều đến giá trị của đồng tiền. Nguyên nhân của nó, theo ơng chủ yếu là do tốc độ lưu thông của tiền có sự thay đổi. Khi lượng dư tiền mặt tăng có nghĩa là tốc độ lưu thơng tiền tệ chậm và ngược lại.

A.C.Pigou giải thích thêm: Vì

V

k = 1 nên dù lượng tiền mặt không

thay đổi, giá trị của tiền vẫn tăng lên và giá cả sẽ tăng lên nếu tốc độ lưu thông của tiền tệ (V) tăng.

A.C.Pigou cho rằng, lượng dư tiền mặt tăng hay giảm phụ thuộc vào sự lựa chọn có tính chủ quan của người có tiền. Bởi theo ông, người ta thường dùng tiền vào ba mục đích:

Một là, chuyển thành hình thái vật chất để sản xuất kinh doanh thu

lợi nhuận hay lợi tức.

Hai là, tiêu dùng để hưởng thụ.

Ba là, giữ tiền mặt trong túi cho an toàn. Tiền trở thành nhàn rỗi. Trong các mục đích đó, mỗi mục đích đều có những cái lợi và cái hại. Vì vậy, sử dụng tiền vào mục đích nào trước hết, người ta phải xem xét

lợi, hại rồi mới quyết định. Khi so sánh giữa cái lợi và cái hại, nếu thấy

giữ tiền mặt lợi nhiều hơn, người ta sẽ giữ tiền lại nên tất nhiên lượng dư tiền mặt sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu thấy hại nhiều hơn, người ta sẽ không (hoặc hạn chế) giữ tiền, do đó lượng dư tiền mặt sẽ giảm xuống. A,C. Pigou cho rằng, đó là nguyên nhân làm tăng hoặc giảm số dư tiền mặt, đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng giảm giá trị đồng tiền.

NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Lý thuyết giá trị của trường phái Tân cổ điển - ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

2. Sự phát triển lý luận tiền tệ thể hiện qua các giai đoạn phát triển của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển.

3. Tư tưởng tự do kinh tế (tự do kinh doanh) của trường phái Tân cổ

điển. Vận dụng tư tưởng này vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nám hiện nay.

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Hoàn cảnh ra đởi và đặc điểm cơ bản của trường phái Tân cổ điển. 2. Nội dung các lý thuyết kinh tế của Trường phái Thành Viene (Áo).

3. Nội dung các lý thuyết kinh tế của Trường phái giới hạn (Mỹ). 4. Nội dung các lý thuyết kinh tế của Trường phái Lausanne (Thụy Sĩ). 5. Nội dung các lý thuyết kinh tế của Trường phái Cambridge (Anh). 6. Nội dung các lý thuyết tiền tệ của trường phái Tân cổ điển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Mai Quế Anh, Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (1990),

Lịch sử tư tưởng kinh tế, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

[2]. Mai Ngọc Cường (1995), Các học thuyết kinh tế (Lịch sử phát triển, tác giả và tác phẩm), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Trình - Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Văn Nghinh (2000),

Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[4]. Hà Q Tình, Trần Hậu Hùng (2008), Giáo trình Lịch sử các học

thuyết kinh tế, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

[5]. Đinh Thị Thu Thủy (2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[6]. Trần Bình Trọng (2009), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh

tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

[7]. Gélédan (chủ biên 2 tập - 1996), Lịch sử tư tưởng kinh tế, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)