6 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.83.
4.2.5. Lý thuyết tuần hoàn, chu chuyển tư bản
Tư bản chỉ có thể lớn lên nhờ vận động, tư bản là sự vận động, chính trong q trình vận động tư bản vừa bảo tồn giá trị vừa làm tăng giá trị. K.Marx nghiên cứu sự vận động của tư bản với cả hai góc độ: tư bản cá biệt và tư bản xã hội.
Với tư bản cá biệt sự vận động của nó được thực hiện qua q trình
tuần hồn và chu chuyển tư bản. Theo ông, sự vận động của tư bản
được bắt đầu từ một hình thái nào đó rồi trở về dưới hình thái ban đầu đó là tuần hoàn của tư bản. Sự vận động của tư bản có tính chất tuần
hồn. Trong q trình tuần hồn của tư bản cơng nghiệp (tư bản sản xuất nói chung) nó ln trải qua ba giai đoạn (hai giai đoạn lưu thông, một giai đoạn sản xuất: mua - sản xuất - bán), lần lượt mang ba hình thái (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa). Hình thái xuất hiện đầu tiên của tư bản là tiền, tiền được chuyển hóa thành các yếu tố
sản xuất (tư liệu sản xuất, sức lao động). Tiếp đến các nhà tư bản sử
dụng các yếu tố sản xuất (sản xuất) để tạo ra hàng hóa. Sau đó nhà tư
bản bán hàng hóa thu tiền về, tư bản lại quay về với hình thái ban đầu,
hình thái tiền tệ. Trong quá trình tuần hoàn, tư bản liên tục vận động
chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, có nghĩa rằng nó cũng liên tục chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái khác. Có như vậy tư bản mới được bảo tồn và lớn lên.
Tuy vậy, để tư bản có thể vận động tuần hồn liên tục, ổn định cần có các điều kiện, cụ thể: các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục, các hình thái tư bản cùng tồn tại và chuyển hóa một cách đều đặn. Tuần hoàn của
tư bản là sự thống nhất của ba giai đoạn vận động và ba hình thái. Điều
đó có nghĩa rằng để tư bản vận động một cách thơng suốt, hiệu quả phải
có điều kiện bảo đảm tính liên tục khơng gián đoạn của các giai đoạn, các hình thái tư bản và tỷ lệ phân chia tư bản thành ba hình thái tuần hồn hợp lý. Tuy nhiên, K.Marx cũng nhận thấy không phải lúc nào các giai
đoạn và các hình thái tư bản trong quá trình tuần hoàn cũng ăn khớp với
nhau. Sự ách tắc, gián đoạn trong các giai đoạn tuần hoàn tư bản là nguyên nhân gây ra sự rối loạn, đình trệ, kém hiệu quả của tư bản.
Sự vận động tuần hồn của tư bản khơng phải diễn ra một lần mà liên tục tiếp nối nhau đó là chu chuyển tư bản. K.Marx định nghĩa “Chu chuyển tư bản là tuần hồn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp lại khơng ngừng”. Để hồn thành chu chuyển của tư bản địi hỏi có thời gian. Thời gian chu chuyển tư bản cũng chính
là thời gian tư bản thực hiện được một vịng tuần hồn. Thời gian chu
chuyển của tư bản gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thơng. Trong
đó thời gian sản xuất bằng thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Cịn thời gian lưu thơng là thời gian tư
bản nằm trong lĩnh vực lưu thông, bao gồm thời gian mua, thời gian bán và thời gian vận chuyển, thời gian dự trữ. K.Marx nghiên cứu tốc độ chu
chuyển tư bản và khẳng định chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận
động nhanh hay chậm của tư bản.
Từ việc nghiên cứu tuần hoàn, chu chuyển tư bản, K.Marx đồng thời
cũng phân chia tư bản thành hai bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu
dựa vào tính chất chu chuyển và tốc độ chu chuyển của nó. Tuy nhiên sự phân chia tư bản cố định và lưu động chỉ có trong lĩnh vực sản xuất.
Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xường… tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất, nhưng chỉ chuyển từng phần giá trị vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đây là bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất được sử dụng tồn bộ trong q trình sản xuất nhưng giá trị không chuyển hết vào sản phẩm một lần mà chuyển dần theo mức độ hao mòn của những tư liệu sản xuất ấy. Từ đặc điểm đó cho thấy thời gian chu chuyển của tư bản cố
định chuyển hết giá trị của nó sang sản phẩm bao giờ cũng dài hơn một
vòng tuần hoàn.
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản dùng mua nguyên, nhiên, vật
liệu... có đặc điểm khi sử dụng đến đâu giá trị của nó chuyển hết vào
sản phảm, chuyển một lần. Giá trị của nó được chuyển tồn bộ vào sản
phẩm hàng hóa trong q trình sản xuất. Ngồi ra, tư bản lưu động còn bao gồm bộ phận tồn tại dưới hình thái tiền cơng và người cơng nhân đã tiêu dùng và được tái tạo lại trong quá trình sản xuất hàng hóa. Nếu tư bản cố định chỉ chu chuyển hết giá trị của nó trong nhiều năm thì tư bản lưu động có thể trong một năm chu chuyển nhiều lần hay nhiều vịng
trong năm.
Khơng chỉ nghiên cứu sự vận động của tư bản cá biệt, K.Marx đồng
thời cũng nghiên cứu sự vận động của tư bản xã hội - tái sản xuất tư bản xã hội. Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận động
đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.