Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 25 - 26)

Đây là giai đoạn trường phái Trọng thương thật sự hình thành (theo

cách gọi của K.Marx). Lúc này, do sự phát triển mạnh của sản xuất hàng hoá, hoạt động trao đổi phát triển mạnh trên các thị trường dân tộc và thị trường thế giới, học thuyết tiền tệ khơng cịn phù hợp nên được thay thế

bằng học thuyết trọng thương. Thuyết trọng thương ở giai đoạn này có

các đại biểu nổi tiếng như Antoine Montchrestien (1575-1622) và Jean Batiste Colbert (1618-1683) người Pháp; Thomas Mun (1571-1641) người Anh…Tư tưởng trung tâm của các tác phẩm kinh tế là “Bảng cân

đối thương mại”. Nội dung cơ bản là:

- Các nhà trọng thương lúc đó đã hiểu của cải khơng phải là tiền nói chung mà là tiền thu được do bán số sản phẩm dư thừa được sản xuất ra thông qua ngoại thương sau khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong

nước đó. Các nhà trọng thương lúc này khơng chỉ chú trọng đến lưu

thơng tiền tệ mà cịn chú trọng đến cả lưu thơng hàng hố. Họ đã hiểu,

việc tăng thêm lượng tiền tệ trong nước không dừng lại ở lưu thông tiền

tệ, trong buôn bán thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có chênh lệch,

tăng tiền tích luỹ cho ngân khố quốc gia. Từ giữa thế kỷ XVI, sau khi tích lũy được số vốn nhất định, các nước tư bản đã đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, thêm nữa các nguồn dự trữ vàng bạc ở nhiều nước (nhất là nước Mỹ) đang dần khan hiếm nên các nhà trọng thương buộc phải điều chỉnh quan điểm về của cải và tìm con đường khác để tích lũy tiền.

- Học thuyết trọng thương đã đưa ra một loạt các biện pháp mới thay thế cho các biện pháp trước đó như: phát triển nội thương khơng hạn chế, mở rộng xuất khẩu, tán thành nhập khẩu hàng hoá nước ngồi với quy mơ lớn, tự do lưu thơng tiền tệ, lên án việc tích trữ tiền, khơng cấm xuất khẩu tiền (vàng và bạc), khuyến khích phát triển công nghiệp chế tạo các sản phẩm xuất khẩu, thực hiện thương mại trung gian, cấm xuất khẩu nguyên liệu chỉ được phép xuất khẩu thành phẩm…

- Nguyên tắc nổi tiếng ở giai đoạn này là: bán nhiều, mua ít, có như

vậy tiền tự nó sẽ chảy vào trong nước mà không cần đến các biện pháp

hành chính của nhà nước.

- Ở giai đoạn hai, trường phái Trọng thương vẫn tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, nhưng lúc

này các biện pháp kinh tế đã được thay thế cho các biện pháp hành chính trước kia.

Qua hai giai đoạn phát triển của trường phái Trọng thương có thể

thấy rằng những quan điểm, những biện pháp mà thuyết trọng thương

đưa ra có ý nghĩa rất lớn đối với việc tăng cường khối lượng tiền tệ cho

các nước (nhất là các nước Tây Âu), có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và

trao đổi hàng hố, nó đáp ứng được đòi hỏi khách quan của nền sản xuất

đang phát triển, thương nghiệp đang được mở mang của chủ nghĩa tư bản.

Học thuyết trọng thương đã đoạn tuyệt với những tư tưởng cổ truyền

được sinh ra trên cơ sở kinh tế tự nhiên, nó ca ngợi các thương nhân, đã đặt vấn đề về lợi nhuận và đứng trên lĩnh vực lưu thông để giải quyết các

vấn đề đó.

Sau đó, từ giữa thế kỷ XVII trở đi, trường phái trọng thương bước

vào thời kỳ tan rã do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hoá tư bản

chủ nghĩa nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Trong bối cảnh đó, lý

thuyết trọng thương với sự sùng bái tiền tệ quá mức, với các điều luật

nghiêm ngặt trong việc độc quyền ngoại thương, với tư tưởng xem trọng hoạt động thương mại hơn hẳn so với các hoạt động trong lĩnh vực công

nghiệp, nông nghiệp… đã trở nên mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của các

tầng lớp tư sản công nghiệp, tư sản nơng nghiệp… Điều đó chứng tỏ lúc

này ở châu Âu, các quan hệ tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu bao trùm lĩnh

vực sản xuất, nhưng thuyết trọng thương không phản ánh kịp thời sự phát triển này. Do đó, sự tan rã của lý thuyết này là tất yếu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)