Các đại biểu tiêu biểu của trường phái Cổ điển Anh

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 39 - 42)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.1.1.3. Các đại biểu tiêu biểu của trường phái Cổ điển Anh

a. W.Petty (1623-1687)

William Petty (W.Petty) là nhà kinh tế học người Anh. Ông quan tâm nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học và nhìn chung đều thành cơng. Ơng cũng đặc biệt quan tâm nghiên cứu kinh tế và được đánh giá là người đã

đặt nền móng cho sự ra đời của trường phái Cổ điển Anh. Ông viết nhiều

tác phẩm nổi tiếng như “Luận bàn về thuế và các khoản thu” (1662), “Giải phẫu học chính trị Ireland” (1672), “Số học chính trị” (1776), “Bàn

về tiền tệ” (1682)... Ơng có nhiều đóng góp cho khoa học kinh tế. Công

Thứ nhất, về mặt lý luận: Ông là người đưa ra và đi sâu nghiên cứu

bản chất của một số phạm trù kinh tế như giá trị, tiền tệ và các hình thức

thu nhập (tiền lương, lợi tức, địa tô, giá cả ruộng đất…). Đặc biệt ông là

người đầu tiên nêu ra nguyên lý giá trị lao động và đứng trên nguyên lý

đó để giải thích tiền tệ và các hình thức thu nhập. Đây là một trong

những trụ cột lý luận chính mà trường phái Cổ điển bám theo và bổ sung, phát triển.

Thứ hai, về mặt phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu: Ông

chủ trương sử dụng phương pháp mới trong nghiên cứu kinh tế được ông gọi là phương pháp khoa học tự nhiên, thực chất là tư tưởng khách quan khi nghiên cứu. Ông khẳng định trong kinh tế cũng như trong tự nhiên, y học phải tơn trọng tính khách quan, không được dùng hành động chủ quan để chống lại nó. Ngồi ra ơng rất coi trọng sử dụng phương pháp thống kê và tích cực sử dụng số liệu thống kê khi phân tích kinh tế. Ơng

đã sử dụng đúng đắn, khoa học phương pháp trừu tượng khi xuất phát từ

các phạm trù giá cả để nghiên cứu giá trị, tức đi từ hiện tượng để nghiên cứu bản chất.

Thứ ba, mặc dù có những đóng góp to lớn về lý luận và phương pháp

luận nhưng dù sao ông cũng không tránh khỏi những hạn chế đặc biệt là

thời kỳ đầu khi ơng cịn chịu ảnh hưởng lớn của trường phái Trọng

thương. Chẳng hạn giai đoạn đầu ông đánh giá cao về tiền khi cho rằng “sự giàu có biểu hiện dưới hình thức vàng và bạc là sự giàu có vĩnh viễn, muôn đời”, đánh giá cao thương mại khi cho rằng: “một thủy thủ bằng ba nông dân”.

b. A.Smith (1723-1790)

Adam Smith (A.Smith) là nhà kinh tế học Anh, gốc Scotland. Sau

khi tốt nghiệp đại học (1746), ông giảng dạy văn học và tu từ học ở

trường Đại học Edinburgh. Năm 1751, ông chuyển sang giảng dạy logic,

triết học, đạo đức tại trường Đại học Glasgow. Năm 1755 ông xuất bản

cuốn sách “Lý luận về những tình cảm đạo đức”. Tác phẩm nổi bật nhất

của ông là “Của cải của các dân tộc”, xuất bản năm 1776.

Thế giới quan của ông về cơ bản là khách quan, duy vật. Kế thừa tư

tưởng của W.Petty và chịu ảnh hưởng của trường phái Trọng nông

trong đời sống kinh tế. Tuy vậy, chủ nghĩa duy vật ở ơng cịn mang tính chất tự phát, máy móc và khá siêu hình.

Phương pháp luận của A.Smith có tính hai mặt: một mặt, ông đi sâu nghiên cứu, phân tích mối liên hệ bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, từ đó rút ra được các kết luận khoa học. Nhưng mặt khác, ơng lại

đặt mối liên hệ đó như mối liên hệ bề ngoài và chỉ dừng lại mô tả, liệt kê

hiện tượng theo kiểu mục lục, đưa ra những định nghĩa, khái niệm biểu

hiện bề ngồi mang tính cơng thức, nên đã rút ra những kết luận sai lầm. Một đóng góp quan trọng của ông là tiếp tục phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh tế. K.Marx đánh giá A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, có thể coi ơng là nhà kinh tế tổng hợp của thời kỳ công trường thủ công chủ nghĩa tư bản.

c. D.Ricardo (1772-1823)

David Ricardo (D.Ricardo) quan tâm nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lý học, hóa học và là một trong những người sáng lập ra ngành địa chất học. Tuy nhiên, lĩnh vực nổi bật nhất là kinh tế chính trị. Ông viết nhiều tác phẩm như “Giá cả cao của vàng thoi là bằng chứng của sự giảm giá ngân phiếu” (1809), “Bàn về giá cả lúa mì” (1815). Tuy nhiên tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Những nguyên lý cơ bản của khoa kinh tế chính trị và thuế khố”. Nhờ tác phẩm này, ơng

được đánh giá là người đã kết thúc trường phái Cổ điển ở Anh.

D.Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thị trường dân tộc. Ông là người bảo vệ lợi ích của bộ phận tư sản

công nghiêp, chống chế độ phong kiến. Tuy vậy, ông quá tin tưởng vào

tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, cho rằng chủ nghĩa tư bản là hợp lý và tồn tại vĩnh viễn. Sống trong thời kỳ kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, nên đã giúp D.Ricardo có những thành cơng vượt xa hơn

hẳn những người đi trước ơng. Ơng là người kế tục xuất sắc sự nghiệp

của A.Smith, và là nhà tư tưởng của thời kỳ đại công nghiệp cơ khí tư

bản chủ nghĩa.

Thế giới quan của D.Ricardo là chủ nghĩa duy vật có tính máy móc. Ơng coi q trình phát triển kinh tế là khách quan, có tính quy luật.

Về phương pháp luận, ông đã tiếp tục sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên, trừu tượng hoá một cách phổ biến, đồng thời áp dụng các

phương pháp khoa học chính xác để nghiên cứu chủ nghĩa tư bản. Học thuyết kinh tế của ơng được trình bày theo một logic chặt chẽ, nhất quán. Tuy vậy, việc phân tích những phạm trù kinh tế còn nghiêng về mặt lượng, khá siêu hình và phi lịch sử.

Nghiên cứu các lý thuyết kinh tế của D.Ricardo, có thể rút ra kết luận:

học thuyết kinh tế của ông đã đạt tới đỉnh cao của trường phái Cổ điển.

Ông đã giải thích các vấn đề kinh tế dựa trên cơ sở nguyên lý thời gian

lao động quyết định giá trị một cách nhất quán và theo một hệ thống chặt chẽ. Tuy vậy, hướng nghiên cứu của ông ít nhiều nghiêng vào lĩnh vực phân phối khi ông cho rằng nhiệm vụ cơ bản của kinh tế chính trị là xác

lập các quy luật phân phối sản phẩm đất đai (tức thu nhập) giữa ba giai

cấp trong xã hội. Điều đó chứng tỏ ở giai đoạn đại công nghiệp, sản xuất phát triển nên vấn đề thực hiện sản phẩm, phân phối có khó khăn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)