Hoàn cảnh ra đời Chính sách kinh tế mớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 108 - 109)

6 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.83.

4.3.2.1. Hoàn cảnh ra đời Chính sách kinh tế mớ

Chính sách kinh tế mới (tiếng Nga: Новая экономическая политика; tiếng Anh: New Economic Policy - NEP) được V.I.Lenin công bố vào tháng 3 năm 1921 trong Đại hội X, Đảng Cộng sản Nga cùng với việc tuyên bố chấm dứt chính sách “Cộng sản thời chiến”. Nội dung Chính

sách kinh tế mới được thể hiện đầy đủ trong tác phẩm “Bàn về thuế

lương thực”, xuất bản tháng 4 năm 1921.

Đầu năm 1921, nước Nga Xôviết ra khỏi nội chiến, nhưng tình hình

kinh tế, chính trị, xã hội trong nước hết sức phức tạp, khó khăn. Chính sách “Cộng sản thời chiến” khơng cịn phù hợp. Trước tình hình đó, tháng 3-1921, V.I.Lenin đã vạch ra “Chính sách kinh tế mới” thay cho

“Chính sách cộng sản thời chiến”. V.I.Lenin đã xuất phát từ đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của nước Nga lúc bấy giờ là:

- Sự tồn tại của một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần như: Kinh tế kiểu gia trưởng - kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp của nông dân; Sản xuất hàng hóa nhỏ; Chủ nghĩa tư bản tư nhân; Chủ nghĩa tư bản nhà nước; Chủ nghĩa xã hội. Trong đó, kinh tế tiểu nơng sản xuất hàng hóa nhỏ chiếm ưu thế, đây là đặc điểm quan trọng nhất.

- Nền đại công nghiệp cơ khí, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cịn vơ cùng non yếu; các quan hệ hàng hóa - tiền tệ chưa phát triển.

- Sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng sau nội chiến mới kết thúc.

- Nước Nga là nước làm cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, phải tự khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cực kỳ khó khăn, bị chủ nghĩa đế quốc quốc tế bao vây chống phá trên mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội.

Từ sự phân tích này, Lênin đã đề ra Chính sách kinh tế mới trong

giai đoạn nước Nga chuyển từ thời chiến sang thời bình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)