NỘI DUNG CƠ BẢN HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA K.MARX (1818 1883)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 83 - 85)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

4.2. NỘI DUNG CƠ BẢN HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA K.MARX (1818 1883)

K.Marx và F.Engels viết nhiều tác phẩm về kinh tế thị trường, phân

tích và chỉ rõ những đặc điểm cơ bản và quy luật vận động của nền kinh

tế tư bản chủ nghĩa, những ưu điểm, hạn chế và xu hướng vận động tất

yếu của nó. Học thuyết kinh tế của K.Marx được trình bày tập trung chủ

yếu trong tác phẩm “Tư bản” (Tiếng Đức Das Kapital) của ơng. Đây là

tác phẩm (hay cơng trình nghiên cứu kinh tế) được V.I.Lenin đánh giá là

tác phẩm kinh tế vĩ đại nhất của nhân loại. Bộ “Tư bản”của K.Marx gồm 4 quyển (9 tập) với nội dung chủ yếu:

Quyển 1: Trình bày quá trình sản xuất của tư bản. Quyển 2: Trình bày quá trình lưu thơng tư bản.

Quyển 3: Trình bày các hình thái tư bản và các hình thức phân chia giá trị thặng dư.

Có thể khái quát những đóng góp quan trọng nhất trong lĩnh vực

khoa học kinh tế chính trị như sau:

4.2.1. Lý thuyết giá trị

K.Marx đã kế thừa một cách chọn lọc lý luận giá trị - lao động của trường phái Cổ điển Anh. Ông đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Nhờ phát hiện này đã giúp ơng giải thích được vì sao hàng hóa có hai thuộc tính

(giá trị sử dụng và giá trị), đồng thời cũng giúp ơng giải thích được cơ

chế bảo tồn và dịch chuyển giá trị tư liệu sản xuất vào sản phẩm mới, cái mà trước đó D.Ricardo khơng nhìn thấy được. Ơng nói “Tơi là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và khoa kinh tế chính trị học xoay quanh điểm này”. Cũng nhờ có phát hiện

này, K.Marx đã hồn thiện được lý luận giá trị - lao động, và giải quyết

được hàng loạt những vấn đề còn lại của kinh tế chính trị một cách khoa

học như nguồn gốc, bản chất của tiền tệ, tư bản, giá trị thặng dư...

Lý luận giá trị - lao động có thể coi là được bổ sung đầy đủ nhất với

những đóng góp của K.Marx. Ơng đã giải quyết triệt để những vấn đề

còn vướng mắc về lý luận trong vấn đề này.

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, K.Marx đã tiếp tục phân biệt và làm rõ nội dung hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị là thuộc tính có tính lịch sử, nó hình thành khi sản xuất hàng hóa xuất hiện. Nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa. Bản chất của giá trị là hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó. Tất cả mọi loại lao động sản xuất hàng hóa đều tạo ra giá trị

cho hàng hóa chứ khơng chỉ là lao động trong một ngành sản xuất đặc

biệt nào.

Về lượng giá trị K.Marx khẳng định nó được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, bao gồm hai bộ phận: thời gian lao động quá

khứ và thời gian lao động sống. Ông cũng chỉ ra rằng thời gian lao động

xã hội cần thiết được quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình (trình

độ thành thạo trung bình, kỹ thuật trung bình, cường độ lao động trung

bình và năng suất lao động trung bình) chứ khơng phải trong điều kiện xấu nhất như quan niệm của D.Ricardo. Về kết cấu giá trị hàng hóa ơng

cũng thống nhất với quan điểm của Ricardo luôn bao gồm ba bộ phận: c + v + m, không thể loại bỏ c (giá trị tư liệu sản xuất). Đồng thời ơng đã giải thích được ngun nhân dịch chuyển giá trị tư liệu sản xuất (c) sang sản phẩm mới, cái mà trước đó D.Ricardo chưa làm được.

Khi nghiên cứu giá trị, K.Marx đã xuất phát từ giá trị trao đổi, tức là từ hình thái biểu hiện bên ngồi của giá trị để nghiên cứu nó. Khi đã làm rõ các nội dung của giá trị, K.Marx đã nghiên cứu các hình thái của giá trị, từ đó ơng chỉ ra nguồn gốc, bản chất của tiền tệ và khẳng định tiền tệ là hàng hóa đặc biệt. K.Marx cũng nghiên cứu và chỉ ra năm chức năng chủ yếu của tiền tệ, gồm: thước đo giá trị, phương tiện lưu thơng, phương tiện thanh tốn, phương tiện cất trữ (tích trữ) và tiền tệ thế giới. Phân tích chức năng thước đo giá trị của tiền tệ, K.Marx khẳng định giá cả là hình

thức biểu hiện bằng tiền của giá trị, do giá trị quyết định, nhưng không

phải lúc nào cũng bằng giá trị. Sở dĩ như vậy là vì ngồi giá trị, giá cả

còn chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trên thị trường như

cung - cầu, giá trị của tiền tệ (hay sức mua tiền giấy), chính sách của nhà

nước, tình trạng độc quyền… Khi phân tích chức năng phương tiện lưu

thơng của tiền tệ, K.Marx đã bổ sung và phát triển “Quy luật lưu thông

tiền tệ” của trường phái Cổ điển Anh. Ông chỉ ra rằng, lượng tiền cần

thiết cho lưu thông không chỉ phụ thuộc vào tổng giá cả hàng hóa, tốc độ chu chuyển của tiền, tín dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lượng tiền đến kỳ thanh toán, lượng tiền khấu trừ…

Trong nền kinh tế hàng hóa mọi hoạt động của người sản xuất cũng

như trao đổi hàng hóa biểu hiện ra là tự phát, ngẫu nhiên nhưng trên thực tế luôn luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế. Trong đó cơ bản nhất là quy luật giá trị. Ngồi ra cịn có các quy luật kinh tế khác như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ… Các quy luật hoạt động và phát huy tác dụng để điều tiết quá trình sản xuất và trao

đổi hàng hóa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)