Lý thuyết về tái sản xuất của trường phái Trọng nông

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 68 - 70)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.2.2.5. Lý thuyết về tái sản xuất của trường phái Trọng nông

Có thể khẳng định trường phái Trọng nơng (tiêu biểu là F.Quesnay)

là những người đầu tiên đặt nền móng nghiên cứu về tái sản xuất xã hội. “Biểu kinh tế” của F.Quesnay là một phát minh to lớn của trường phái

Trọng nơng, vì nền sản xuất xã hội đã được nghiên cứu trong q trình

vận động khơng ngừng (tức quá trình tái sản xuất xã hội). “Biểu kinh tế” cịn là sự mơ hình hố mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi toàn xã hội của các giai cấp về mặt kinh tế.

Nội dung chính của “Biểu kinh tế” của F.Quesnay là:

Thứ nhất, ông nghiên cứu việc trao đổi sản phẩm trong phạm vi xã

hội. Khi nghiên cứu việc thực hiện sản phẩm, F.Quesnay đã đưa ra các

giả định:

- Xã hội có ba giai cấp: giai cấp sản xuất (thực chất là tư bản kinh doanh nông nghiệp và nông dân), giai cấp không sản xuất (công nhân và thương nhân), giai cấp sở hữu (địa chủ).

- Về số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và việc phân bổ sản phẩm trong xã hội cũng như từng giai cấp:

+ Giai cấp sản xuất có 5 tỷ sản phẩm. Trong đó 1 tỷ làm tư bản ứng

trước đầu tiên (tư bản cố định), 2 tỷ làm tư bản ứng trước hàng năm (tư

bản lưu động) và 2 tỷ sản phẩm thuần túy (trả tiền th đất).

+ Giai cấp khơng sản xuất có 2 tỷ sản phẩm. Trong đó 1 tỷ hàng tiêu dùng (hàng công nghệ phẩm) đổi sản phẩm nông nghiệp để tiêu dùng cá

nhân, còn 1 tỷ tư liệu sản xuất đổi sản phẩm để bù đắp hao phí nguyên

vật liệu.

+ Giai cấp sở hữu có 2 tỷ tiền. Trong đó một tỷ họ mua hàng nơng sản để tiêu dùng và 1 tỷ mua hàng công nghiệp tiêu dùng.

Thứ hai, ơng chỉ ra, q trình vận động của lưu thơng hàng hố và

Hình 3.1. Q trình vận động của tổng sản phẩm xã hội

Nguồn: Đinh Thị Thu Thủy (2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội

+ Hành vi một, giai cấp sở hữu chuyển 1 tỷ tiền cho giai cấp sản xuất

để mua 1 tỷ hàng nông phẩm tiêu dùng.

+ Hành vi hai, giai cấp sở hữu chuyển 1 tỷ tiền cịn lại cho giai cấp khơng sản xuất để mua 1 tỷ hàng công nghiệp tiêu dùng.

+ Hành vi ba, giai cấp không sản xuất chuyển 1 tỷ tiền (vừa thu được do bán hàng cho giai cấp sở hữu) cho giai cấp sản xuất để lấy 1 tỷ hàng nông sản làm nguyên vật liệu.

+ Hành vi bốn, giai cấp sản xuất chuyển 1 tỷ tiền cho giai cấp không sản xuất để đổi lấy 1 tỷ sản phẩm làm tư bản ứng trước đầu tiên.

+ Hành vi năm, giai cấp không sản xuất chuyển 1 tỷ tiền cho giai cấp sản xuất đổi 1 tỷ nông sản phẩm tiêu dùng.

Kết thúc: giai cấp sản xuất bán 3 tỷ nông sản phẩm, thu về 3 tỷ tiền. Dùng 1 tỷ mua tư bản ứng trước đầu tiên và trả 2 tỷ tiền cho giai cấp sở hữu để thuê ruộng đất năm sau. Còn 2 tỷ sản phẩm họ để tự tiêu dùng.

Giai cấp không sản xuất bán toàn bộ sản phẩm của mình, thu 2 tỷ tiền.

Trong đó họ dùng 1 tỷ mua nông sản để tiêu dùng cá nhân, 1 tỷ để mua

Giai cấp sở hữu 2 tỷ tiền

Giai cấp sản xuất (5 tỷ sản phẩm)

Giai cấp không sản xuất (2 tỷ sản phẩm) 1 2 3 4 5

nguyên liệu để tiếp tục sản xuất. Giai cấp sở hữu có 2 tỷ tiền họ dùng

mua hàng nông sản (1 tỷ), hàng công nghiệp (1 tỷ) để tiêu dùng.

Từ sự phân tích “Biểu kinh tế” của F.Quesnay, K.Marx kết luận:

F.Quesnay là người đầu tiên phân tích q trình tái sản xuất mặc dù chỉ

dừng ở nghiêm cứu tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa. Với các giả

thiết được ông giả định: Sự vận động của sản phẩm xã hội được xem xét cả về phương diện giá trị và hiện vật; giá cả ngang bằng giá trị; sự vận

động của tiền tệ theo vịng trịn khép kín (quay trở lại với người bỏ tiền ra đầu tiên); và khơng đề cập đến ngoại thương. Đây chính là những ưu điểm của “Biểu kinh tế” của F.Quesnay.

Tuy nhiên “Biểu kinh tế” vẫn còn nhiều hạn chế. Ơng khơng đề cập

đến “sản phẩm thuần tuý” và tư bản trong công nghiệp; giả định trong

công nghiệp khơng có tiêu dùng nội bộ... Sơ đồ thực hiện sản phẩm của

F.Quesnay cũng khẳng định trong nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản khơng có khủng hoảng kinh tế.

Mặc dù cịn nhiều hạn chế nhưng K.Marx đánh giá rất cao “Biểu kinh tế” của F.Quesnay. Theo ơng đây chính là “sơ đồ đơn giản của việc nghiên cứu tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa”. Như vậy, “Biểu kinh tế” có ý nghĩa lớn về mặt phương pháp luận, nhưng những kết luận cụ thể rút ra từ biểu này là chưa chính xác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)