Các lý thuyết kinh tế của J.B.Say (176 7 1832)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 75 - 76)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.3.3. Các lý thuyết kinh tế của J.B.Say (176 7 1832)

Điểm nổi bật về phương pháp luận của J.B.Say là mang tính chủ

quan, dựa vào yếu tố tâm lý cá nhân trong việc phân tích, đánh giá các

quá trình và hiện tượng kinh tế; phủ nhận các quy luật kinh tế khách quan. Ơng nhấn mạnh tính chất kỹ thuật của sản xuất và cho rằng quy luật của sản xuất là quy luật vĩnh viễn, đem các quy luật của sản xuất đối lập với các qui luật của trao đổi, tách trao đổi, phân phối và tiêu dùng ra khỏi sản

xuất. Do đó, ơng chủ trương tách chính trị ra khỏi kinh tế, đổi tên môn

“Kinh tế chính trị” thành “Kinh tế học” và biến Kinh tế chính trị học

thành một môn khoa học thực hành. Ông đưa ra nhiều lý thuyết kinh tế

quan trọng, trong đó tiêu biểu là:

3.3.3.1. Lý thuyết giá trị

Lý luận giá trị của J.B.Say là lý luận giá tri ích lợi, ích lợi khách quan (giá trị sử dụng). Ông cho rằng “sản xuất tạo ra công dụng của vật, cịn cơng dụng của vật lại truyền giá trị cho vật”. Ông đã đồng nhất giữa giá trị với giá trị sử dụng. Theo ơng tính có ích của vật càng lớn thì giá trị của vật càng cao. Cũng theo ơng, giá trị của hàng hóa được xác định trên thị trường, thơng qua giá cả của nó. Ơng khẳng định: “giá cả là thước đo của giá trị, cịn giá trị là thước đo của ích lợi”.

Với những nội dung trên có thể thấy, J.B.Say đã xuất phát từ hai

mệnh đề rất khoa học: sản xuất tạo ra ích lợi và giá cả là biểu hiện của

giá trị để đưa ra hai kết luận rất sai: ích lợi quyết định giá trị và giá trị là biểu hiện của ích lợi.

Để giải thích cho sự phản biện của D.Ricardo (nếu giá trị do ích lợi

quết định thì phải chăng ích lợi của kim cương gấp 2000 lần ích lợi của sắt) nên J.B.Say đã chia ích lợi làm hai loại: Một loại là “ích lợi khơng mất tiền mua” như nước, khơng khí...; Một loại khác là “ích lợi mất tiền

mua”. Trong đó, “ích lợi khơng mất tiền mua” là ích lợi mà tự nhiên

Cịn “ích lợi mất tiền mua”, tự nhiên không ban tặng nên phải trả tiền, do đó có giá trị.

Đến lượt nó, ích lợi mất tiền mua lại được chia làm hai loại: “ích lợi

phải trả tiền hoàn toàn” như vàng, kim cương… nên nó đắt; cịn loại khác là “ích lợi phải trả tiền một phần”, như sắt nên nó rẻ. Đánh giá về quan điểm của J.B.Say, D.Ricardo nhận xét: Như vậy không phải ông (J.B.Say)

cho rằng ích lợi quyết định giá trị mà là ích lợi mất tiền mua nên ông đã

tự mâu thuẫn với lý luận giá trị của chính mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)