Trường phái Trọng thương Ý

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 27 - 28)

Trường phái Trọng thương Ý xuất hiện khá sớm. Ngay từ thế kỷ XIV

đã có những tác phẩm của người Ý viết về các vấn đề thương mại, hàng hoá,

hối phiếu, sổ sách thương mại, vận tải đường biển, vv… Ở Ý, các nhà trọng thương đã có những đóng góp nhất định đối với vấn đề lưu thông tiền tệ, với hoạt động thương mại… Sau khi thay đổi con đường bn bán sang phương

Đơng thì ở nước này các thành phố đóng vai trị to lớn trong mậu dịch đối

ngoại với các nước Tây Âu. Trường phái Trọng thương ở Ý đặc biệt quan tâm tới lưu thông tiền tệ, tới vấn đề cho vay trong xã hội.

Đến thế kỷ thứ XVI, G.Skareppa, A.Serra và Davanxait là những tác

giả nổi tiếng tiếp tục con đường nghiên cứu đó. Các nhà trọng thương Ý

đã đề nghị thủ tiêu hàng rào ngăn cách lưu thông tiền tệ giữa các nước,

tạo ra một loại tiền tệ quốc tế, đã phát triển tư tưởng “Bảng cân đối

thương mại”, bác bỏ cấm xuất khẩu tiền và điều tiết thị giá của đồng tiền;

đề nghị nên tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hố (nhất là hàng cơng

Những tác phẩm nổi tiếng của các nhà trọng thương Ý là: “Bàn về

tiền đúc” của G.Skareppa ra đời vào năm 1582, ở đây ông đã đề nghị

triệu tập một đại hội toàn châu Âu để giải quyết các vấn đề thuộc lưu

thông tiền tệ, thực hiện một chế độ tiền tệ thống nhất toàn châu Âu quy

định tỷ giá cố định của vàng và bạc (theo tỷ lệ 12:1) quy mô phát hành

tiền lẻ v.v… Tác phẩm “Lược bàn về phương tiện cung cấp vàng và bạc cho các nước thiếu kim loại quý” của A.Serra đã chống lại quan điểm của

học thuyết tiền tệ ở Ý, phản đối việc ngăn cấm xuất cảng hàng hố và

điều chỉnh giá tiền tệ, coi cơng nghiệp và mở rộng mậu dịch đối ngoại là

nguồn làm giàu cho đất nước, đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng tiền

của các nước thiếu các mỏ vàng và bạc v.v… Ông đã phát triển thuyết

“bảng cân đối thương mại” và bác bỏ việc cấm đoán xuất khẩu tiền, cho

rằng xuất cảng nông phẩm là không đảm bảo và không vững chắc. Ông hy vọng vào việc xuất cảng hàng công nghiệp và thủ công nghiệp với số lượng khổng lồ và nhiều mặt hàng, nếu chúng có thể sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết, hàng thông dụng và hàng xa xỉ vượt quá nhu cầu của nước mình, thì có thể cung cấp tiền đầy đủ cho nhà nước hoặc thành thị. Ơng coi việc phát triển cơng nghiệp và mở rộng mậu dịch thương mại là nguồn làm giàu cho đất nước. A.Serra cho rằng: có 4 giải pháp làm tăng tiền của một nước khơng có mỏ vàng và bạc: (1) Số lượng các nghề thủ

cơng; (2) Tính cần cù và thông minh của cư dân nước đó; (3) Quy mơ

của thương mại; (4) Chính sách của Chính phủ. Quan điểm kinh tế của A.

Serra đã đưa công nghiệp lên hàng đầu, nó phản ánh sự phá sản của

thương nghiệp nước Ý lúc đó4

.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)