Ở Pháp công trường thủ công tư bản phát triển vượt xa so với Ý và
Tây Ban Nha… So với ở Anh thì trường phái Trọng thương Pháp khơng
triệt để bằng, song so với các nước Tây Âu khác thì lại rất đậm nét.
Trường phái Trọng thương Pháp có lý luận nghèo nàn, nhưng lại có kiến
thức thực tiễn phong phú; tuy khơng trải qua hai giai đoạn rõ rệt nhưng
nó đã đóng vai trị tích cực thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của nền
kinh tế Pháp lúc đó.
Đại biểu nổi tiếng của trường phái Trọng thương Pháp là
A.Montchrestien (1575-1621) và J.B.Colbert (1619-1683).
5 Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb.Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 79-80. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 79-80.
- Montchrestien đã nêu tư tưởng trọng thương của ông trong tác
phẩm “Bàn về khoa học chính trị”. Quan điểm trọng thương của ông
phản ánh sự quá độ giữa học thuyết trọng tiền và học thuyết trọng thương thực thụ. Ơng coi mơn kinh tế chính trị là một môn khoa học mới, và
chính ơng là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “kinh tế chính trị” vào năm
1615, và đề ra những quy tắc thực tiễn cho hoạt động kinh tế. Ông lên án
sự xa hoa của tầng lớp quý tộc, đề cao chủ nghĩa dân tộc, do đó tư tưởng trọng thương của ông mang màu sắc tiểu tư sản. Quan điểm trọng thương
của ông thể hiện ở chỗ ông coi tiền là tiêu chuẩn của sự giàu có của một
nước. Trong hoạt động thương mại, ông đề cao vai trò của ngoại thương
khi cho rằng “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”.
Ơng cịn khẳng định thương mại là mục đích chủ yếu của nhiều nghề
khác nhau và lợi nhuận thương nghiệp là chính đáng vì nó bù lại rủi ro trong việc buôn bán…
Tất cả những tư tưởng của ông, tuy chưa khắc phục được ảnh hưởng
của học thuyết tiền tệ và không triệt để, nhưng đã chứng tỏ ông là một
đại biểu nổi bật của trường phái Trọng thương Pháp vào đầu thế kỷ XVII.
- Jean Baptiste Colbert là nhà trọng thương xuất sắc nhất ở Pháp. Đương thời ông là bộ trưởng tài chính của Pháp. Ơng đã đưa ra một hệ
thống chính sách kinh tế theo quan điểm trọng thương “nhằm phát triển
nền kinh tế Pháp trong vòng 100 năm” - theo ý tưởng của tác giả - Hệ thống đó được gọi là chủ nghĩa Colbert.
Colbert cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tăng thu nhập cho
nhà nước bằng cách xây dựng bảng cân đối thương mại có lợi thơng qua
việc khuyến khích và xây dựng nền công nghiệp của nước Pháp, phát triển xuất khẩu sản phẩm công nghiệp theo chiến lược xuất siêu, thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ... Ông chủ trương biến nước Pháp thành trung tâm cung cấp hàng công nghiệp cho cả châu Âu và thế giới.
Để phát triển công nghiệp, ông đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm phát
triển thương nghiệp và vận tải như xây dựng các đội thương thuyền lớn,
thành lập các công ty độc quyền ngoại thương, tăng cường bóc lột các
nước thuộc địa v.v… Đặc biệt ông chủ trương thực hiện các giải pháp
dân số), áp dụng chính sách tiền lương tối đa, lãi suất tối thiểu, Nhà nước hỗ trợ tài chính cho cơng nghiệp.
Tuy vậy, ơng lại có quan điểm cho rằng nơng nghiệp là ngành khơng có lợi cho đất nước, hy sinh nông nghiệp để phát triển công nghiệp. Hậu quả lớn là hàng loạt nông dân bị phá sản, thị trường trong nước và sản xuất nguyên liệu giảm mạnh. Đây là nguyên nhân quan trọng làm trường phái Trọng thương Pháp suy tàn và xuất hiện Chủ nghĩa Trọng nông ở Pháp.