Trường phái Trọng thương ở Anh

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 32 - 34)

Ở Anh, trường phái Trọng thương đạt đến trình độ chín muồi nhất và

trải qua hai giai đoạn rõ rệt. Anh là nước chủ nghĩa tư bản phát triển sớm

nhất, đồng thời các nhà trọng thương ở đây đã đúc rút được nhiều kinh

nghiệm của trường phái Trọng thương trên thế giới nên trường phái

Trọng thương Anh mang tính tư sản rất triệt để và khá hoàn thiện. Cùng

với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh là sự phát triển của ngoại

thương, của các nghề trên biển, của sự bành trướng thị trường thế giới, kéo theo đó là việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa - thế kỷ XVII là thế

kỷ tước đoạt thuộc địa lớn nhất của nước Anh. Tất cả điều đó đã phản

ánh vào trường phái Trọng thương Anh.

- Giai đoạn XV - XVI, ngoại thương Anh còn phụ thuộc nhiều vào thương nhân nước ngoài. Lúc này học thuyết trọng thương Anh phản ánh giáo điều của thuyết tiền tệ. Họ đưa ra quan điểm: Bảo vệ của cải tiền tệ,

giảm bớt nhập khẩu, cấp thương nhân không được mang tiền đúc của

nước Anh ra ngoài và cho rằng có thể giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp hành chính. Đại biểu cho giai đoạn này là William Stafford

(1554-1612) với tác phẩm “Trình bày tóm tắt một số điều kêu ca của

đồng bào chúng ta” (1581). Trong đó, các hiệp sĩ, thợ thủ cơng, tu sĩ,

nông dân đã tranh luận với nhau và nói lên nhu cầu của mình, họ đại biểu

cho các tầng lớp xã hội ở Anh lúc bấy giờ. Tất cả đều kêu ca về nạn đắt

đỏ là do nước Anh quá lệ thuộc vào nước ngoài, rằng bán nguyên liệu với

giá rẻ và mua hàng hóa với giá đắt, rằng nguyên nhân chủ yếu là Chính

phủ nước Anh phát hành tiền đúc không đủ giá. Một mặt, đồng tiền kém

đi, tiền chạy ra nước ngồi đã làm cho hàng hóa đắt đỏ, quần chúng nhân

dân nghèo đi, vì vậy phải giữ tiền lại ở nước Anh bằng cách cấm nhập

thương mại và mở rộng chế biến lên. Ông đề nghị: (1) Chính phủ phải

đình chỉ việc phát hành tiền đúc không đủ giá; (2) Cấm trả cho thương

nhân nước ngoài lượng tiền nhiều hơn nhà nước quy định; (3) Cấm xuất khẩu tiền tệ và buộc thương nhân nước ngoài phải chi tiêu toàn bộ số tiền thu được trên nước Anh.

Rõ ràng giai đoạn này, những nhà trọng thương Anh chỉ chú ý đến việc giữ khối lượng tiền tệ khỏi bị hao hụt bằng cách dùng những biện pháp hành chính của nhà nước, trực tiếp can thiệp vào lưu thông tiền tệ.

- Sang thế kỷ XVII, công nghiệp Anh đã lớn mạnh, chiến tranh thương mại giữa Anh và Hà Lan trở nên khốc liệt, trường phái Trọng thương Anh đã

đạt đến mức độ chín muồi và đã đề nghị cách giải quyết những vấn đề mới

trong nền kinh tế nước Anh. Đại biểu nổi tiếng của giai đoạn này là Thomas Mun (1571 - 1641). Ông là thương nhân và là một trong những giám đốc của công ty Đông Ấn. Ơng đã xuất bản cuốn “Bàn về bn bán giữa Anh và Đông

Ấn” vào năm 1621, cuốn “Sự giàu có của nước Anh và mậu dịch đối ngoại”

năm 1630 - Karl Marx gọi tác phẩm này là kinh thánh của trường phái Trọng

thương; cuốn “Bảng cân đối ngoại thương là công cụ điều tiết kho tàng của

chúng ta” năm 1641, v.v… Trong tư tưởng của mình, Thomas Mun đã phê phán gay gắt những nguyên tắc của học thuyết tiền tệ đồng thời phát triển lý luận về bảng cân đối thương mại. Ông coi ngoại thương là công cụ tốt nhất để làm giàu cho đất nước, nhưng phải với điều kiện bán ra nhiều hơn mua vào. Theo ông “vàng đẻ ra thương mại, còn thương mại lại làm cho tiền tăng lên”, và đề nghị mở rộng các cơ sở công nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hố, cải tiến hình thức hàng hố, v.v… Ơng cịn cho rằng tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào bảng cân đối thương mại và không nên để thừa tiền trong nước…

Như vậy, tư tưởng của Thomas Mun đã quan tâm đến mối quan hệ giữa lưu thông tiền tệ và lưu thơng hàng hố, phần nào đã nhìn thấy vai

trị của công nghiệp đối với thương nghiệp. Nhờ cương lĩnh có ý nghĩa

thực tiễn của bảng cân đối thương mại mà nền kinh tế nước Anh đã phát

triển. Có thể nói trường phái Trọng thương xuất hiện sớm ở nước Anh

nhưng chính ở đây đã tạo tiền đề kinh tế cho sự tan rã của trường phái

Trọng thương.

- Nhìn chung tư tưởng trọng thương giai đoạn 2 của nước Anh tập trung vào một số quan điểm cơ bản:

(1) Chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu gồm cả công

nghiệp và nông nghiệp.

(2) Phát huy lợi thế về địa lý đẩy mạnh hoạt động buôn bán trung

gian, phát triển đồng thời cả nội thương và ngoại thương.

(3) Lợi nhuận thu về được sử dụng đầu tư vào sản xuất và thương mại.

(4) Tiền tệ được lưu thông tự do theo nguyên tắc trở về điểm xuất

phát và có lãi.

Ngồi các nước có trường phái Trọng thương phát triển khá điển

hình ở trên, thì trong nền kinh tế thế giới trường phái Trọng thương cịn xuất hiện ở Nga, v.v…

Tóm lại, với hồn cảnh thế giới phương Tây từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, trường phái Trọng thương xuất hiện là một tất yếu và trở thành một trào lưu tư tưởng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế của các

nước châu Âu. Mặc dù còn nhiều hạn chế về lý luận, chưa biết đến quy

luật kinh tế (chủ nghĩa kinh nghiệm) và phương pháp luận (trực quan, mô tả chưa biết dử dụng phương pháp khoa học trong nghiên cứu) nhưng

trường phái Trọng thương đã đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế thị trường, tạo tiền đề lý luận kinh tế - xã hội cho lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển, tạo điều kiện tích lũy tiền tệ và quan tâm dần đến sản xuất thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)