Trình độ, năng lực và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu thực thi bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 125 - 128)

đáp ứng yêu cầu thực thi bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Bảo đảm quyền BĐGCDN là một trong những chức năng quan trọng tạo lập môi trường đầu tư trong quản lý nhà nước về kinh tế. Chức năng này được thực hiện như thế nào, ngồi các quy định pháp luật cịn phụ thuộc vào khả năng và ý thức thực thi pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước. Trong suốt quá trình được sinh ra, đi vào kinh doanh cũng như khi giải thể, phá sản, doanh nghiệp đều có các hoạt động gắn với cơ các cơ quan công quyền. Trong hầu hết các mối quan hệ với nhà nước, doanh nghiệp thường ở vị thế của đối tượng quản lý. Ở vị trí người đại diện cho khu vực công, cán bộ, công chức thay mặt nhà nước cấp ĐKDN, thực hiện thu thuế, giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu, giải quyết khiếu nại, cung cấp thông tin, cung cấp các nguồn lực, áp dụng các chính sách ưu tiên trong điều kiện nhất định, thực hiện thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết vấn đề giải thể hoặc phá sản của doanh nghiệp. Trong quá trình này, giả thiết rằng, đã có một hệ thống pháp luật đảm bảo cho doanh nghiệp được đối xử bình đẳng, điều đó cũng khơng có nghĩa hoạt động quản lý nhà nước sẽ được thực hiện hoàn toàn theo pháp luật. Vậy nguyên nhân nào làm cho cán bộ, công chức không thực hiện theo pháp luật, đối xử khác biệt, cản trở doanh nghiệp này, ưu tiên doanh nghiệp khác khi họ có cùng điều kiện như nhaụ Điều đó phụ thuộc vào khả năng nhận thức và đạo đức công vụ mà mỗi cán bộ cơng chức có được.

Thứ nhất, bất BĐGCDN là các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sai

lệch với chuẩn mực cần thiết. Theo đó, chuẩn mực cần thiết là ưu tiên hay hạn chế doanh nghiệp phải có cơ sở, hợp lý, quyền hạn phải tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ. Cán bộ, cơng chức là người có thẩm quyền và trách nhiệm quyết định những nội dung cụ thể, chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Khi trình độ năng lực

yếu kém, khơng có khả năng đo lường được sự phức tạp trong các hoạt động của doanh nghiệp, cán bộ, cơng chức có thể ra các quyết định khơng phù hợp, thậm chí trái pháp luật. Các quyết định sai có thể diễn ra trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp (thu thuế, giải quyết tranh chấp, sử dụng quỹ bình ổn giá, hỗ trợ vay vốn, cấm kinh doanh,...), dẫn đến có doanh nghiệp được lợi và có doanh nghiệp bị thiệt hạị Khi vượt quá tầm kiểm soát của nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh trái phép được tồn tại và thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khơng đóng thuế, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh chân chính sẽ khó cạnh tranh và đứng vững trong môi trường nàỵ

Thứ hai, hành vi quan liêu, thiếu trách nhiệm của cán bộ, cơng chức cũng

có thể tạo ra bất bình đẳng doanh nghiệp. Trong trường hợp này, khơng gắn với yếu tố năng lực mà do thái độ, ý thức và thói quen làm việc của cán bộ, công chức quyết định. Nếu cán bộ, cơng chức có thói quen cẩn thận, mẫn cán trong công việc sẽ đánh giá vấn đề đầy đủ và ra quyết định hiệu quả. Nhưng nếu quan liêu, tắc trách, khơng chú ý phân tích đầy đủ các chi tiết cần thiết trước khi ra quyết định, có thể cũng dẫn đến bỏ sót hoặc ra quyết định sai trái, không đáp ứng yêu cầu quản lý. Trong số các quyết định như vậy, không ngoại trừ việc hỗ trợ, bảo lãnh các doanh nghiệp yếu kém, doanh nghiệp vi phạm pháp luật, bỏ qua các doanh nghiệp xứng đáng được ưu tiên, tạo động lực khuyến khích phát triển. Các cán bộ, công chức trong cơ quan ĐKKD, Công an, Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường, các Bộ, Sở quản lý ngành, Hội đồng Cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh, Cục Sở hữu trí tuệ, Tòa án và các cơ quan quản lý hành chính khác đều có thể tạo ra bất bình đẳng doanh nghiệp khi họ thực hiện khơng hết trách nhiệm hoặc khơng có khả năng để xử lý đúng công việc được phân công, phân cấp.

Thứ ba, đạo đức công vụ là yếu tố chi phối những quyết định và ứng xử của

cán bộ, công chức nhà nước đối với mỗi doanh nghiệp mà họ có quyền quản lý. Đạo đức công vụ là phạm trù rộng, thể hiện lối sống, cách xử sự của cán bộ công chức trong đời sống xã hộị Thực chất, đạo đức công vụ được xây dựng trên nền tảng của đạo đức xã hộị Khơng có người có đạo đức cơng vụ lại thiếu đạo đức xã hộị Đạo đức công vụ chủ yếu được đề cập về cách ứng xử của cán bộ, công chức tại cơ

quan, công sở, nơi họ thực thi nhiệm vụ nhà nước giaọ Có nhiều yếu tố tác động đến đạo đức của cán bộ, cơng chức, trong đó có yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Đạo đức con người có được do sự nhận thức, rèn luyện, tạo dựng và bảo vệ những phẩm giá được xã hội thừa nhận và trân trọng. Những giá trị cá nhân con người được xã hội tôn trọng luôn là biểu hiện mang tính đạo đức. Người có đạo đức luôn cân nhắc và hành động phù hợp với lợi ích chung của tồn xã hộị Cán bộ, cơng chức có đạo đức cơng vụ là người có trách nhiệm với công việc chung, bảo vệ cái hợp lý, tuân thủ thực hiện pháp luật. Khi con người thiếu sự nhận thức và rèn luyện hướng tới giá trị chung mà xã hội bảo vệ, thường dễ bị tác động bởi các nhân tố thiếu tích cực từ mơi trường khách quan, tạo ra sự lệch lạc trong nhận thức. Mặc dù chịu tác động của các yếu tố khách quan nhưng chính ý thức chủ quan mới là yếu tố quyết định. Cán bộ, công chức là người thực thi nhiệm vụ tại các cơ quan công quyền, mục tiêu quản lý, bảo vệ lợi ích chung. Trong quá trình này, những tác động khách quan có thể tạo ra những xung đột về lợi ích cơng, lợi ích tư. Tùy thuộc vào khả năng nhận thức và sức mạnh của ý thức bảo vệ giá trị chung trong mỗi cá nhân mà đạo đức công vụ sẽ chi phối hành vi của cán bộ, cơng chức theo hướng tích cực hay tiêu cực. Cán bộ, cơng chức có đạo đức cơng vụ là người thực thi nhiệm vụ theo pháp luật, bảo vệ quyền bình đẳng doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của quản lý nhà nước. Tuy nhiên, sự cám dỗ của lợi ích tư trong qua trình thực thi nhiệm vụ cơng có thể dẫn dắt cán bộ cơng chức đến hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, vịi vĩnh một số doanh nghiệp hoặc nhận hối lộ từ các doanh nghiệp khác để che giấu hành vi phạm tội cho doanh nghiệp hoặc tìm kiếm những ưu tiên trong vay vốn, trúng thầu dự án,... Điều đó sẽ tạo sự thiếu minh bạch trong các quyết định khác biệt của các doanh nghiệp, gây ra bất bình đẳng. Thực tế hiện nay, vấn nạn đối với nền kinh tế hiện nay là tham nhũng đang phát triển mạnh. Theo kết quả điều tra của Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, trong năm 2012 có 24,7% cán bộ cơng chức được hỏi thừa nhận có hiện tượng quan chức nhận tiền hoặc quà biếu để giải quyết cơng việc có lợi cho người đưa tiền; 20,3% thừa nhận có chuyện doanh nghiệp mời các quan chức đi du lịch, vui chơi, ăn uống để vụ lợi, 50% doanh nghiệp được hỏi cho rằng nhóm các doanh nghiệp có quan hệ với quan chức có ảnh hưởng ngày

càng mạnh mẽ hơn trong hoạch định chính sách; 40% doanh nghiệp thừa nhận họ có sử dụng quan hệ với quan chức để vụ lợi [28]. Theo kết quả điều tra của VCCI thì, có 69% doanh nghiệp phải bỏ ra từ 1 đến 5% tổng chi phí hàng năm của doanh nghiệp để chi cho mối quan hệ, trong đó có các cán bộ lãnh đạo có chức, có quyền.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)