theo quy định của pháp luật. Khơng có doanh nghiệp đủ điều kiện bị phá sản mà không bị phá sản trên thực tế hoặc doanh nghiệp tự nguyện đăng ký mà không được giải thể, cũng như khơng có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà không bị giải thể. Khi xác định quyền của một chủ thể trong việc thiết lập một lợi ích nào đó, vai trị thuộc về tất cả các chủ thể có tham gia quan hệ. Trong giải thể hay phá sản doanh nghiệp, có nhiều chủ thể có liên quan, tạo ra những tác động khác nhau đến quyền BĐGCDN. Các chủ thể thụ lý đơn có quyền giải quyết là cơ quan nhà nước và các chủ thể có quyền đệ đơn là các chủ nợ, người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan khác. Để mọi doanh nghiệp có quyền bình đẳng trong giải thể, phá sản, pháp luật cần quy định thống nhất về điều kiện giải thể, phá sản, thủ tục giải quyết yêu cầu giải thể, phá sản, thủ tục phân chia tài sản và các vấn đề liên quan khác. Quyền BĐGCDN trong giải thể, phá sản chỉ có thể được bảo đảm khi khơng tồn tại bất kỳ quy định ngoại lệ nào và các cơ quan thực thi triệt để tuân thủ pháp luật về giải thể, phá sản doanh nghiệp.
2.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP
Thực hiện quyền BĐGCDN là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp được hoạt động và phát triển đúng với bản chất tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Trong mối quan hệ với kinh tế, xã hội, thực hiện quyền BĐGCDN là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Thứ nhất, thực hiện quyền BĐGCDN góp phần hình thành mơi trường cạnh tranh lành mạnh
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các điều kiện khách quan và chủ quan, môi trường bên trong và bên ngồi, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mơi trường bên ngồi là tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, khoa học kỹ thuật và các nguồn tài nguyên hình thành khách quan, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể tác động đến
doanh nghiệp theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Khi quyền BĐGCDN được bảo đảm, doanh nghiệp nhận được những tác động tích cực từ hoạt động của cơ quan quản lý, từ các hiệp hội, doanh nghiệp bạn và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Điều đó có nghĩa, khi doanh nghiệp có điều kiện, hồn cảnh như nhau sẽ có các quyền và nghĩa vụ như nhau và mọi doanh nghiệp đều được áp dụng như vậy, khơng có ngoại lệ. Để thực hiện quyền BĐGCDN, nhà nước phải quy định về nội dung quyền BĐGCDN và xác định các quy tắc ứng xử khi các chủ thể tác động vào doanh nghiệp. Nội dung các quy định phải chứa đựng những giá trị của sự bình đẳng và bảo đảm tính khả thi của quyền BĐGCDN. Các giá trị của sự bình đẳng được xây dựng trên nền tảng kinh tế, chính trị, pháp lý minh bạch, khách quan vô tư, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển bằng thực lực vốn có của họ. Doanh nghiệp được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách tự nguyện hay bắt buộc cũng đều được giải quyết một cách khách quan, cơng bằng. Do đó, thực hiện quyền BĐGCDN sẽ góp phần tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể hoạt động.
Thứ hai, thực hiện quyền BĐGCDN sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh tự chủ
Hoạt động đầu tư, kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp có thể do nhiều chủ thể thực hiện. Có những doanh nghiệp do cá nhân sở hữu, có doanh nghiệp thuộc sở hữu của một tổ chức nhưng cũng có doanh nghiệp thuộc sở hữu của một nhà nước. Trong thực tế, ở những mức độ khác nhau, các nhà nước đều tồn tại một số lượng nhất định DNNN. Đối với các nền KTTT phát triển, tự do cạnh tranh được đảm bảo, DNNN không tham gia thị trường để cạnh tranh với tư nhân. Các DNNN được ra đời chủ yếu làm chức năng phủ trống nhu cầu xã hội khi tư nhân không muốn làm hoặc làm không tốt. Tuy nhiên, DNNN trong các nước đang phát triển lại xuất hiện trong nhiều ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh và thường nhận được ưu tiên, bảo trợ của Nhà nước. Chính sách tạo thuận lợi cho DNNN cũng đồng thời tạo ra bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp khác. Hình thức ưu tiên DNNN khá đa dạng, có thể là khoanh nợ, giãn nợ, được nhà nước trả nợ thay khi thua lỗ, tránh phá sản, được ưu tiên vay vốn, sử dụng đất đai,... Bên cạnh những ưu tiên của DNNN,
các doanh nghiệp khác lại khó tiếp cận các nguồn vốn, phải thuê lại đất của DNNN làm văn phịng, cơng xưởng, đẩy giá thành sản phẩm tăng caọ Khi được bảo lãnh, ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác, DNNN không cần phải cố gắng, phấn đấu mà phần nhiều sẽ trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Sự lệ thuộc của DNNN vào nhà nước sẽ làm cho doanh nghiệp chậm đổi mới, không linh hoạt, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách ưu tiên bất hợp lý ln tồn tại trong nền kinh tế kém minh bạch cũng làm cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước khó dự báo và ứng phó với những biến động của thị trường. Ở thế thụ động, các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong phân tích, đánh giá, đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. Thực hiện quyền bình đẳng doanh nghiệp, các ưu tiên, đặc quyền theo sở hữu của các DNNN buộc phải dỡ bỏ. Chính sách của Nhà nước phải cơng khai, minh bạch. Điều đó cho phép thị trường đào thải các doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy các DNNN phải tự thay đổi, vươn lên để đứng vững và phát triển. Nhà nước không can thiệp vào việc ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm thay DNNN trong các quan hệ kinh tế, tài chính, phân biệt rõ chức năng quản lý vĩ mơ với chức năng quản lý vi mô của doanh nghiệp, tách bạch vai trò quản lý của nhà nước ra khỏi vai trò của nhà đầu tư, chủ sở hữu DNNN. Như vậy, thực hiện quyền BĐGCDN không chỉ tạo ra sự độc lập, tự chủ cho DNNN mà còn tạo tâm lý tốt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tự tin vào khả năng thực tế của mình để vươn lên, phát triển.
Thứ ba, thực hiện quyền BĐGCDN sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền KTTT vì nhiều chủ thể kinh doanh đều có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình. Với tính chất như vậy, ngay cả khi các quy định của nhà nước không tạo ra bất kỳ sự phân biệt đối xử nào thì bản thân các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra bất bình đẳng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Có nhiều hành vi của doanh nghiệp tạo ra bất bình đẳng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác, trong đó có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, loại bỏ doanh nghiệp hoặc kìm hãm doanh nghiệp tham gia thị trường. Trong khi cạnh tranh có vai trị tích cực đối với sự phát triển kinh tế thì hạn chế cạnh tranh có thể là ngun nhân của độc quyền, tạo ra bất BĐGCDN và thiệt hại cho người tiêu dùng. Hành vi gian lận trong cạnh tranh, làm sai lệch thị trường là những hình thức làm tổn hại cho các doanh
nghiệp chân chính, làm sai lệch những giá trị tích cực mà KTTT mang lạị Thực hiện quyền bình đẳng doanh nghiệp, góp phần tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho mọi loại hình doanh nghiệp, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có cơ hội phát triển như nhaụ Cạnh tranh bình đẳng sẽ cho phép các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hoạt động hiệu quả tiếp tục đứng vững và phát triển, đồng thời loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hoạt động cạnh tranh bình đẳng vì thế sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp thi đua sản xuất, nâng cao chất lượng, liên tục đổi mới, cải tiến công nghệ để phát triển. Thực hiện quyền bình đẳng doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh còn là điều kiện để tăng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoàị Trong một nền kinh tế mà vốn đầu tư toàn xã hội gia tăng và khả năng hấp thụ vốn tốt với những chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đạt được sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, thực hiện quyền BĐGCDN là tạo điều kiện để xã hội đánh giá đúng năng lực hoạt động của doanh nghiệp
Trong quá trình xây dựng pháp luật bảo đảm việc thực hiện quyền BĐGCDN, Nhà nước buộc phải minh bạch hóa tính hợp lý của các chính sách ưu tiên hay hạn chế đầu tư, kinh doanh, làm rõ sự cần thiết của các điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà nước phải thống nhất áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp, chế độ báo cáo tài chính của doanh nghiệp và trách nhiệm kiểm sốt, cung cấp thông tin doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầụ Trong trường hợp đó, các vấn đề lỗ thật, lãi giả của một số DNNN hay lỗ giả, lãi thật của các doanh nghiệp FDI chuyển giá ra cơng ty mẹ ở nước ngồi sẽ được làm sáng tỏ. Từ đó, Nhà nước và xã hội có điều kiện đánh giá đúng và ghi nhận năng lực hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, kinh doanh thua lỗ phải giải thể, phá sản. Các doanh nghiệp gian lận, cạnh tranh không lành mạnh buộc phải áp dụng các chế tài tương thích, thỏa đáng. Những doanh nghiệp nắm bắt được yêu cầu của thị trường, có chiến lược tốt, kinh doanh có hiệu quả sẽ xứng đáng được Nhà nước, xã hội tôn vinh, ghi nhận và bảo vệ.