Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp phải được quy định bằng pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 54 - 56)

bộ của hoạt động quản trị quốc gia, phù hợp với yêu cầu của KTTT. Quyền BĐGCDN là quyền tất yếu để một doanh nghiệp được ra đời, tồn tại và phát triển theo đúng nghĩa của nó. Trong mơi trường cạnh tranh bình đẳng, thị trường sẽ hoạt động khách quan, cho phép thanh lọc khỏi nền kinh tế những doanh nghiệp yếu kém và nguồn vốn xấu, chọn lọc chính xác doanh nghiệp có khả năng kinh doanh cho thị trường.

2.2.2. Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp phải được quy định bằng pháp luật pháp luật

Bình đẳng giữa các doanh nghiệp có tác dụng đem lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hộị Tuy nhiên, những hạn chế trong nhận thức và hành động của các chủ thể xã hội có thể cản trở việc phát huy tính sáng tạo, khả năng hữu ích trong các hoạt động vốn có của doanh nghiệp. Cũng như quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng là nguyên tắc của thị trường, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của các chủ thể kinh doanh. Với tư cách là một chủ thể kinh tế trong xã hội, doanh nghiệp cần được hưởng các cơ hội tồn tại và phát triển như nhaụ Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cơ chế cạnh tranh BĐGCDN. Đảm bảo cơ chế hoạt động bình đẳng cho mọi doanh nghiệp là điều kiện để một tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong theo đúng quy luật khách quan, tự nhiên. Điều đó cho phép các doanh nghiệp được sống lành mạnh, khơng có những doanh nghiệp phát triển do sự độc quyền, bảo trợ bất hợp lý của nhà nước, cũng như khơng có doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản

do cơ chế. Trong nền KTTT, các tác động khách quan từ quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và quy luật cung - cầu là chủ yếu và sự can thiệp từ nhà nước là tối thiểụ Đồng thời, sự tác động của nhà nước phải trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan. Nhận thức đúng về tính chất và ý nghĩa của quyền BĐGCDN, nhà nước cần thừa nhận và bảo vệ nó bằng pháp luật. Chỉ có thơng qua pháp luật doanh nghiệp mới có cơ sở để thực hiện và địi hỏi các chủ thể khác trong xã hội tơn trọng quyền của mình.

Quyền BĐGCDN thể hiện mối quan hệ giữa một chủ thể xã hội (nhà nước, người tiêu dùng,..) với bên kia là doanh nghiệp, đặt trong sự so sánh với doanh nghiệp khác có cùng điều kiện. Nếu quyền tự do kinh doanh chỉ phản ánh những quyền lợi mà các chủ thể kinh tế được hưởng thì quyền BĐGCDN bao gồm cả những quyền lợi và nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện. Một doanh nghiệp đang thực hiện nghĩa vụ vẫn có quyền yêu cầu nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp tương tự khi doanh nghiệp này có cùng điều kiện như mình lại đứng ngoài sự áp dụng quy định chung. Khi được ghi nhận, doanh nghiệp có quyền hoạt động theo pháp luật và yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng quyền của mình. Khơng cá nhân, tổ chức nào được cản trở doanh nghiệp này, ưu tiên doanh nghiệp khác mà thiếu căn cứ pháp luật. Trong trường hợp các chủ thể xã hội xâm phạm quyền BĐGCDN, doanh nghiệp có quyền khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền để được bảo vệ. Việc nhà nước thừa nhận BĐGCDN bằng pháp luật, tạo ra nhận thức chung, tiến bộ và thúc đẩy tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. Cùng với quyền tự do kinh doanh, quyền BĐGCDN là bộ phận hợp thành các quyền cơ bản của doanh nghiệp, được quan niệm như sau:

Quyền BĐGCDN là quyền mà mọi doanh nghiệp đều được đối xử như nhau về lợi ích và nghĩa vụ trên cơ sở tương xứng với những đóng góp là lợi ích, tương xứng với những tổn thất do doanh nghiệp gây ra là trách nhiệm doanh nghiệp phải bù đắp.

Ở góc độ chung, quyền BĐGCDN với tính cách là hiện tượng xã hội, được hợp thành bởi hai bộ phận cơ bản là (i) pháp luật đảm bảo sự tương thích giữa quyền và nghĩa vụ trong một doanh nghiệp và (ii) quy định thống nhất về đối tượng áp dụng, khơng có ngoại lệ cho bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 54 - 56)