Ở VIỆT NAM
Thực trạng trên đây cho thấy, các hình thức gây ra bất BĐGCDN rất đa dạng. Điều đó cũng cho thấy tính phức tạp và đa dạng của các nguyên nhân gây ra bất BĐGCDN. Tuy nhiên, có thể khái quát thành các nguyên nhân cơ bản dưới đâỵ
3.3.1. Pháp luật hiện hành chưa phản ánh đầy đủ nội dung của quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Pháp luật là cơ sở, nền tảng dẫn dắt hành vi của các chủ thể xã hội hành động theo định hướng mục tiêụ Để pháp luật đi vào cuộc sống, ngoài những nội dung phản ánh được giá trị của quyền BĐGCDN, các quy định pháp luật cịn phải được giải thích, hướng dẫn cụ thể. Trong hệ thống pháp luật hiện hành, các quy định pháp luật về quyền BĐGCDN thường được quy định một cách gián tiếp và tồn tại phân tán trong nhiều ván bản khác nhaụ Về cơ bản, các quy định của pháp luật chưa phản ánh được nội dung của quyền BĐGCDN. Các tiêu chí đánh giá phân biệt đối xử, chính sách ưu tiên, hạn chế đầu tư, trách nhiệm giải trình và hình thức chế tài chưa được quy định rõ. Điều đó đã tạo ra những khó khăn, cản trở quá trình thực thi, bảo đảm quyền BĐGCDN. Mặc dù, về nguyên tắc quyền bình đẳng doanh nghiệp đã được ghi nhận. Nhưng trong hệ thống pháp luật thực định, chưa tồn tại
một cách thống nhất các quy định về quyền bình đẳng doanh nghiệp như một chế định độc lập. Các quy định về quyền BĐGCDN được đề cập một cách chung chung, khơng cụ thể. Do đó, các u cầu và điều kiện đảm bảo quyền BĐGCDN chưa rõ ràng. Hầu hết các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành các đạo luật không chú trọng vào nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN. Một số nghị định chỉ nhắc lại các quy định mang tính nguyên tắc trong luật mà không giải thích gì thêm. Bên cạnh tính thiếu rõ ràng, minh bạch, các quy định pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéọ Trong khi Luật quy định phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thì các văn bản hướng dẫn lại quy định mang tính phân biệt đối xử,
thậm chí ngay trong cùng một đạo luật cũng quy định mâu thuẫn. Vì thế, trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục ĐKDN, đăng ký đầu tư, các điều kiện đầu tư của doanh nghiệp có vốn FDI có nhiều khác biệt so với thủ tục mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đang thực hiện. Tư duy đề cao vai trị của DNNN trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung được đề cập trong nội dung của các điều luật đã đưa đến những ưu tiên và đặc quyền cho DNNN. Các nguyên tắc và bản chất của KTTT, tự do cạnh tranh chưa được nhận thức đầy đủ và hiểu đúng, thể chế hóạ Vì thế, nhiều quy định ưu tiên và cơ chế đặc thù cho một số tập đoàn, doanh nghiệp cũng chưa phản ánh được sự thỏa đáng trong các điều luật. Bình đẳng doanh nghiệp không đồng nghĩa với cào bằng quyền lợi và nghĩa vụ, nhưng sự khác biệt giữa các doanh nghiệp phải đảm bảo tính tương thích. Điều đó có nghĩa, các ưu tiên, bảo trợ cho DNNN phải có cơ sở, đảm bảo tính tương thích giữa các quyền mà doanh nghiệp nhận được với những đóng góp của doanh nghiệp cho xã hộị Sự khác nhau trong các quy định của nhà nước đối với các doanh nghiệp có điều kiện, hồn cảnh khác nhau, về bản chất chính là để bảo đảm quyền BĐGCDN. Trong cùng một hoạt động của doanh nghiệp, khi pháp luật quy định về quyền của doanh nghiệp này, khác với quyền của một doanh nghiệp khác địi hỏi phải có cơ sở và lý do chính đáng. Trên thực tế, các quy định pháp luật hiện hành chưa thiết lập được những giá trị đích thực đảm bảo quyền BĐGCDN. Đó là lý do dẫn đến q trình thực thi pháp luật khơng có được những giới hạn cho phép bảo đảm quyền BĐGCDN. Không chỉ thiếu quy định về nội dung và tiêu chí BĐGCDN, các quy định pháp luật còn thiếu thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN như hệ thống cơ quan quản lý, giải quyết những
khiếu nại về quyền BĐGCDN, cơ chế phối hợp, tính chịu trách, giải trình và chế tài đối với hành vi xâm hại quyền BĐGCDN. Các quy định chung chung, không rõ ràng sẽ tạo ra hành vi tùy nghi cho đối tượng thực hiện. Ngồi ra, việc khơng quy định các hình thức chế tài hoặc chế tài không nghiêm khắc cũng không đủ tạo dựng và bảo đảm quyền BĐGCDN.