Trong các hoạt động đàm phán gia nhập WTO, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ hay Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì u cầu về minh bạch hóa các nguyên tắc nhằm đảm bảo DNNN sẽ cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân là vấn đề luôn được các quốc gia quan tâm. Tại Mỹ, Nhà nước không chỉ cấm việc sáp nhập doanh nghiệp làm suy yếu đáng kể việc cạnh tranh (Điều 7- Luật Clayton) mà điều 2 Luật Sherman còn nghiêm cấm việc "độc quyền hóa", nhằm ngăn chặn nỗ lực của một công ty nhằm kiểm sốt thị trường thơng qua những hoạt động khơng bình đẳng [74]. Bên cạnh đó, quy định trong Hiệp ước EU cũng đặt ra yêu cầu đảm bảo bình đẳng giữa
DNNN với các doanh nghiệp khác. Điều đó cho thấy, việc bảo vệ cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp khơng chỉ là yêu cầu đặt ra đối với những cam kết quốc tế mà là xu thế tất yếu của KTTT. Do đó, khi nhà nước cịn những ưu tiên, bảo trợ cho một số doanh nghiệp, không đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, điều đó sẽ đưa doanh nghiệp vào những khó khăn trong giải trình về trợ cấp Chính phủ, điều tra chống bán phá giá. Theo thống kê của VCCI, kể từ 1994 đến nay, Việt Nam đã có 52 vụ bị điều tra chống bán phá giá của nhiều nước trên thế giớị Trong quan hệ quốc tế, quốc gia có mơi trường cạnh tranh khơng bình đẳng, các doanh nghiệp bị phân biệt đối xử, nhà nước và doanh nghiệp sẽ thường phải đứng trước các trách nhiệm giải trình phức tạp và đứng trước những sự chỉ trích quốc tế. Điều này là tích cực đối với việc thúc đẩy nhà nước thay đổi, hồn thiện chính sách, pháp luật, nhưng hệ quả tiêu cực có thể lớn hơn. Trong mơi trường kinh doanh bất BĐGCDN, sẽ giảm khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hạn chế trong việc mở rộng thị trường cho doanh nghiệp sang các nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo mơi trường cạnh tranh bình đẳng là một trong những yêu cầu của nền KTTT và cũng là định hướng của Đảng đặt ra từ ngay sau Đại hội Đảng VI (1986). Từ năm 1990 và nhất là sau Hiến pháp 1992, một số đạo luật đã thể chế hóa các nguyên tắc về xây dựng nền KTTT đảm bảo tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng cho các chủ thể kinh tế. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về kinh tế nói chung, các quy định về quyền BĐGCDN về cơ bản đã có những kết quả nhất định. Điều này thể hiện ở chỗ (i) pháp luật hiện hành đã quy định những nguyên tắc cơ bản bảo đảm quyền BĐGCDN; (ii) pháp luật đã quy định được những nội dung cơ bản của quyền BĐGCDN; (iii) pháp luật đã quy định những hình thức ưu tiên, miễn trừ khơng trái với nguyên tắc BĐGCDN.
Bên cạnh những thành tựu đã được ghi nhận, hệ thống pháp luật hiện hành cịn có nhiều hạn chế.
Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa đảm bảo tính nhất quán trong các quy
Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa phản ánh được sự phát triển của nền kinh tế; Thứ ba, pháp luật hiện hành chưa đảm bảo tính minh bạch, tạo ra nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau về cùng một hoạt động của doanh nghiệp;
Thứ tư, pháp luật chưa phù hợp với những cam kết quốc tế trong chính sách
đầu tư giữa các doanh nghiệp, chính sách ưu tiên và cơ chế độc quyền của DNNN,... Trong thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN cũng đã đạt được thành công nhất định về mặt nhận thức, xóa bỏ dần các ưu tiên bất hợp lý cho DNNN, ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa DNNN với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, các tội phạm về tham nhũng, hối lộ xâm phạm trật tự kinh tế khi bị phát hiện đã được điều tra, xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, trong thực tế thực thi pháp luật, hạn chế vẫn là phổ biến. Những hạn chế đó thể hiện rõ ở: (i) Tình trạng vi phạm quyền BĐGCDN có xu hướng gia tăng; và (ii) Hình thức vi phạm quyền BĐGCDN ngày càng đa dạng.
Nguyên nhân của tình trạng bất BĐGCDN ở Việt Nam là do pháp luật hiện hành chưa phản ánh đầy đủ nội dung của quyền BĐGCDN. Đồng thời, có những nguyên nhân khác như sự yếu kém về năng lực và đạo đức công vụ của cán bộ, cơng chức, văn hóa doanh nghiệp, cũng như chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, giữa các cá nhân, tổ chức xã hội với cơ quan quản lý, tạo ra những khoảng trống để các chủ thể có động cơ xâm phạm quyền BĐGCDN. Hệ quả của tình trạng bất BĐGCDN là đã tạo ra những bất lợi cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế và cho quan hệ quốc tế. Những phân tích, đánh giá và nhận định về nguyên nhân, hệ quả này sẽ là cơ sở để luận án đưa ra những giải pháp trong chương tiếp theọ
Chương 4