Một là, làm rõ bản chất và quan niệm về bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Những cơng trình nghiên cứu trên đây chưa có quan điểm nào đề cập đến khái niệm, bản chất của BĐGCDN và quyền BĐGCDN. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả luận án xây dựng những lập luận và đưa ra quan điểm của mình. Theo đó, BĐGCDN phải được hiểu là bình đẳng trong suốt chu trình sống của doanh nghiệp, từ khi doanh nghiệp sinh ra, đi vào kinh doanh và rút lui khỏi thị trường. BĐGCDN là bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ giữa từng doanh nghiệp độc lập chứ khơng phải chỉ giữa nhóm các doanh nghiệp.
Hai là, về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Trong các cơng trình nghiên cứu trên đây, vấn đề quyền BĐGCDN chỉ được đề cập gián tiếp. Các nghiên cứu chưa đi sâu vào khía cạnh quyền của một tổ chức có tư cách doanh nghiệp và gắn quyền đó vào yêu cầu được đối xử bình đẳng. Quyền được đối xử bình đẳng phải do pháp luật quy định và bảo vệ. Quyền này cũng phải được xây dựng dựa trên những căn cứ khoa học xác đáng. Nghiên cứu làm rõ bản chất quyền BĐGCDN là điều cần thiết để giải thích cho việc tại sao doanh nghiệp lại có các quyền như đã quy định trong luật chứ không dừng lại ở việc liệt kê các quyền của doanh nghiệp.
Ba là, vai trò của pháp luật đối với quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu vai trị của pháp luật nói chung, luận án sẽ tiếp cận nghiên cứu, làm rõ vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền BĐGCDN ở những nội dung cơ bản.
Bốn là, luận án tiếp tục giải quyết những nội dung mà chưa có cơng trình nào nghiên cứụ
Nội dung, ý nghĩa của việc bảo đảm quyền BĐGCDN và những yếu tố chi phối quyền BĐGCDN.
Năm là, luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật và quá trình thực thi các quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện naỵ
Đánh giá thực trạng để trả lời câu hỏi, liệu có hiện tượng bất BĐGCDN trên thực tế có hay khơng là vấn đề trọng tâm để khẳng định nghiên cứu này có cần thiết đặt ra hay khơng. Vì thế, để đảm bảo sự khách quan, tác giả sẽ nghiên cứu và đánh giá về hệ thống pháp luật và quá trình thực thi pháp luật trên cả hai khía cạnh, mặt tích cực và mặt hạn chế.
Sáu là, những nguyên nhân gây ra bất bình đẳng doanh nghiệp ở Việt Nam.
Dựa trên nghiên cứu tổng quan, luận án khái quát hóa các nguyên nhân cơ bản gây ra bất BĐGCDN gồm:
- Do năng lực trình độ và đạo đức cơng vụ (quan liêu, tham nhũng, yếu kém năng lực quản lý của cán bộ, công chức nhà nước).
- Tình trạng thiếu cán bộ quản lý và cơ quan quản lý chưa kiện toàn.
- Bản thân các doanh nghiệp chưa tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp và huy động cộng đồng xã hội tham gia vào bảo vệ pháp luật về quyền BĐGCDN.
Bảy là, hệ quả tiêu cực của việc vi phạm quyền bình đẳng doanh nghiệp.
Các cơng trình nghiên cứu trên đây cũng đặt ra những vấn đề mang tính gợi mở nhưng chưa có đánh giá trực tiếp những hệ quả của của tình trạng bất BĐGCDN. Trong luận án này, tác giả sẽ phân tích, đánh giá những tác động và hệ quả của việc phân biệt đối xử, bất BĐGCDN đối với doanh nghiệp, đối với nền kinh tế và với công tác đối ngoạị
Tám là, giải pháp xây dựng và thực hiện pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, đánh giá đầy đủ nguyên nhân của thực trạng, luận án sẽ đưa ra những phương hướng phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và xây dựng các giải pháp để giải quyết đúng các nguyên nhân được xác định, tạo cơ sở cho việc bảo đảm quyền BĐGCDN trên thực tế.
Chương 2