Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 145 - 149)

Cổ phần hóa DNNN thực chất là q trình thay đổi cơ cấu sở hữu và cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Cổ phần hóa cho phép chuyển doanh nghiệp một chủ sở hữu thành doanh nghiệp sở hữu tập thể với nhiều người tham gia quản lý và chịu trách nhiệm. DNNN sau cổ phần hóa sẽ được sở

hữu một cơ cấu tổ chức hiện đại của mơ hình cơng ty cổ phần, phù hợp với nền KTTT. Khi hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần, nhà nước trở thành một cổ đông của công ty, tuân thủ các quy định chung của tư cách cổ đơng theo luật định. Do đó, những ứng xử khác biệt dành cho DNNN sẽ được chấm dứt sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóạ Trong nền KTTT, nhà nước chỉ sử dụng DNNN để điều tiết khi thị trường thiếu nhà cung cấp. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm tối đa các hoạt động kinh doanh của nhà nước, đồng thời tránh được sự cạnh tranh không cân xứng giữa nhà nước và tư nhân. Do đó, cần phải chuyển giao dần những lĩnh vực tư nhân có thể làm được thơng qua sắp xếp, giải thể, bán, cổ phần hóa DNNN. Chủ trương cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam đã được đặt ra từ đầu những năm 90 thế kỷ trước. Q trình cổ phần hóa chính thức triển khai thực hiện năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996 và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Tuy nhiên, kết quả đã không đạt được như dự kiến. Theo số liệu từ Ban chỉ đạo và Đổi mới phát triển doanh nghiệp Trung ương, từ nay đến hết năm 2015 phải cổ phần hóa 285 DNNN, trong khi từ năm 2001 đến tháng 8/2013 mới cổ phần hóa được 80 doanh nghiệp. Căn cứ để thực hiện cổ phần hóa đối với DNNN được thực hiện theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Thơng tư số 202/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp. Với các văn bản này, những hạn chế trong cổ phần hóa đối với DNNN bắt nguồn từ những quy định về: (i) thời gian quy định xác định giá trị quyền sử dụng đất; (ii) quy định về quy mô vốn của doanh nghiệp cần kiểm tốn, (iii) quy định về đối chiếu cơng nợ khi xác định giá trị doanh nghiệp, (iv) quy định tổ chức đầu thầu, chọn tổ chức tư vấn định giá và (v) chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa việc thực hiện nhiệm vụ cơng ích và nhiệm vụ trong các Tập đồn, Tổng cơng tỵ Chính vì vậy, với kế hoạch cổ phần hóa gần 300 DNNN trong hai năm tới sẽ là thách thức. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, hướng vào việc điều chỉnh các vấn đề trên đâỵ Theo quy định, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính đối với 3 nhóm đối tượng, trong đó có các DNNN có vốn trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề đặc

thù (bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thơng, hàng khơng, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý, hiếm khác). Với tiêu chí này, số lượng DNNN có vốn trên 500 tỷ đồng hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn. Nếu thực hiện cổ phần hóa thì việc kiểm tốn có thể đạt được theo kế hoạch đã định. Do đó, nên thu hẹp đối tượng áp dụng cơng tác kiểm tốn vào DNNN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù trên đây khi vốn từ 1000 tỷ đồng trở lên.

Đối với việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, không nên tạo ra các cách tính và áp dụng khác biệt đối với trường hợp giao đất và cho thuê đất. Thực tế, việc xác định giá trị doanh nghiệp khi chọn hình thức giao đất thường mất nhiều thời gian và khó xác định sát với giá thị trường, nhất là khó xác định giá trị lợi thế địa lý. Đây là khó khăn cơ bản nhất những năm gần đâỵ Vì thế, nên chuyển cơ chế giao đất sang thuê đất theo nguyên tắc tất cả diện tích đất doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng sẽ chuyển sang ký hợp đồng thuê đất có thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cách tính giá trị quyền sử dụng đất theo hướng, diện tích đất doanh nghiệp đã được giao, nay chuyển sang thuê thì giá trị quyền sử dụng đất giao còn lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xác định là số tiền doanh nghiệp đã trả trước tiền thuê đất cho một khoảng thời gian nhất định theo mặt bằng giá thuê tại thời điểm doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thuê đất với cơ quan nhà nước.

Hiện tại, cũng có hiện tượng lãnh đạo trong các DNNN khơng hợp tác với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, cố tình kéo dài thời gian, trì hỗn việc cổ phần hóạ Trong trường hợp đó, luật cũng cần quy định rõ thời hạn thực hiện và thời gian kết thúc, nếu người đứng đầu khơng hồn thành nhiệm vụ cổ phần hóa thì cần phải thun chuyển, bố trí người khác thay thế.

Một số tập đồn, tổng cơng ty kinh doanh trong những ngành độc quyền khơng muốn cổ phần hóa với lý do các doanh nghiệp kinh doanh còn phải bù đắp cho những doanh nghiệp cơng ích, thực hiện cung cấp xăng dầu, điện cho vùng sâu, vùng xạ Tuy nhiên, giải pháp cần thiết là phải tách các DNNN kinh doanh ra khỏi các doanh nghiệp cơng ích để thực hiện cơ chế nhà nước đặt hàng, tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ hàng hóa cơng ích. Nhà nước nên có hình thức trợ giá, trợ cước đối với các doanh nghiệp hoạt động cơng ích và đấu thầu cơng khai, thay vì để các

tập đồn, tổng cơng ty nhà nước đảm nhiệm vụ. Từ đó các DNNN kinh doanh còn lại trong tập đồn, tổng cơng ty hồn tồn có thể thực hiện cổ phần hóạ

Đối với những khó khăn trong thực tiễn đối chiếu công nợ cho thấy nhà nước cũng cần có những chính sách linh hoạt để đáp ứng tiến độ cổ phần hóạ Theo quy định, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tiến hành đối chiếu toàn bộ các khoản công nợ đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, có biện pháp xử lý dứt điểm các khoản cơng nợ khơng có khả năng thu hồi theo đúng chế độ nhà nước đã quy định. Tuy nhiên, theo phản ánh từ thực tế các tổng công ty, tập đồn kinh tế nhà nước thì việc đối chiếu tồn bộ cơng nợ là khó khăn, các doanh nghiệp hiện nay chỉ đối chiếu được khoảng 60% đến 70%. Do vậy, quy định này sẽ làm chậm tiến độ cổ phần hóa của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, quy định này là phù hợp, vì theo cơ chế quản lý tài chính thì doanh nghiệp phải thực hiện đối chiếu công nợ thường xuyên, định kỳ khi kết thúc năm tài chính chứ khơng phải đến khi cổ phần hóa mới làm. Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, nên giao cho các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đối chiếu tồn bộ các khoản cơng nợ (phải thu, phải trả) đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định.

Quy định tổ chức đấu thầu chọn tổ chức tư vấn định giá cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm cổ phần hóa cần tháo gỡ. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, trường hợp có từ hai tổ chức tư vấn định giá thực hiện đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá trở lên thì doanh nghiệp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị. Điều này nên thay đổi theo hướng phù hợp, khi gói thầu khơng lớn (khoảng dưới 1 tỷ đồng) nên thay hình thức đấu thầu bằng chỉ định thầụ Chỉ những trường hợp các tập đồn lớn, tính chất hoạt động phức tạp, giá trị gói thầu từ 1 tỷ trở lên mới nên đấu thầu để tránh mất thời gian cho doanh nghiệp.

Thực tế, 20 năm thực hiện cổ phần hóa đối với DNNN, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nhưng các kế hoạch đề ra thường xuyên không đạt được. Những hạn chế cơ bản cản trở cổ phần hóa vẫn là vấn đề định giá quyền sử dụng đất khi định giá tài sản doanh nghiệp và thái độ

thiếu tích cực của lãnh đạo doanh nghiệp. Chính vì vậy, các biện pháp mạnh cần phải được đưa ra dứt khoát và nghiêm túc áp dụng đối với người đứng đầu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)