KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

Quyền BĐGCDN là một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp trong nền KTTT. Được quan niệm là nguyên tắc của KTTT, quyền BĐGCDN được hiểu là mọi doanh nghiệp đều được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ như nhau khi chúng có cùng điều kiện và hồn cảnh như nhaụ Nhà nước và các chủ thể trong xã hội không được tạo ra những ngoại lệ, gây bất BĐGCDN. Ở góc độ chung, quyền BĐGCDN với tính chất là hiện tượng xã hội, được hợp thành bởi hai bộ phận cơ bản, một là, sự tương thích giữa quyền và nghĩa vụ trong một doanh nghiệp và hai là, sự thống nhất về đối tượng áp dụng, khơng có ngoại lệ cho bất kỳ doanh nghiệp nàọ Bình đẳng giữa các doanh nghiệp khơng chỉ là bình đẳng trong kinh doanh mà là bình đẳng giữa các chủ thể, địi hỏi phải bình đẳng mọi lúc, mọi nơi, trong mọi quan hệ, từ khi đăng ký thành lập (ĐKDN), đi vào kinh doanh (sau khi ĐKDN), đến khi rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản). Với bản chất kinh doanh vì lợi nhuận, quyền BĐGCDN vừa là một quyền tự nhiên, vừa phải được Nhà nước ghi nhận bằng pháp luật. Thực hiện quyền BĐGCDN có ý nghĩa: (i) Góp phần hình thành mơi trường cạnh tranh lành mạnh; (ii) Tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh tự chủ; (iii) Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và (iv) Tạo điều kiện để xã hội đánh giá đúng năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Với ý nghĩa như vậy, việc thiết lập cơ chế bảo vệ quyền BĐGCDN

là cần thiết. Công cụ để bảo vệ quyền BĐGCDN là các quy định pháp luật về quyền BĐGCDN, tạo thành pháp luật về quyền BĐGCDN. Pháp luật về quyền BĐGCDN điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc mọi doanh nghiệp đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, tương xứng với những đóng góp là lợi ích, những vi phạm và trách nhiệm. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền BĐGCDN thể hiện ở việc (i) pháp luật là công cụ ghi nhận quyền BĐGCDN; (ii) thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp về bảo đảm quyền BĐGCDN; (iii) quy định nội dung quyền BĐGCDN và (iv) quy định về ưu tiên, miễn trừ, minh bạch hóa quyền BĐGCDN. Ngồi ra pháp luật cịn quy định các hình thức bảo đảm quyền BĐGCDN như quy định về cơ chế thực thi, cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật và các hình thức chế tài, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ quyền BĐGCDN.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 79 - 81)