Pháp luật là cơng cụ ghi nhận quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 66 - 69)

Những giá trị đạt được trong mơi trường kinh doanh bình đẳng là nhân tố thơi thúc nhà nước, xã hội phải bảo đảm quyền BĐGCDN. Để đạt được những giá trị của BĐGCDN, nhà nước và xã hội phải quy định tiêu chí BĐGCDN và những thiết chế để bảo vệ. Có nhiều loại cơng cụ có tác dụng bảo vệ quyền BĐGCDN như đạo đức, tôn giáo, tập quán, pháp luật. Giữa các cơng cụ có quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhaụ Điểm chung của các công cụ này là chỉ phát huy tác dụng khi nó hợp lý, được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên, mỗi loại công cụ lại có những tính chất, đặc điểm riêng, tạo khả năng tác động khác nhaụ So với các công cụ khác, pháp luật là loại công cụ do nhà nước ban hành, trên cơ sở xây dựng hệ tư tưởng thống trị theo hình thức hợp lý và duy nhất có giá trị phổ biến, mang tính quyền lực nhà nước và có tính bắt buộc chung. Ghi nhận quyền BĐGCDN, pháp luật đã thể chế hóa nhu cầu của doanh nghiệp, chính sách của Đảng và Nhà nước thành nguyên tắc bắt buộc chung và minh bạch hóa những nội dung của quyền BĐGCDN làm cơ sở để dẫn dắt các hoạt động thực tiễn.

Pháp luật thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhu cầu bảo đảm quyền bình đẳng của doanh nghiệp

Bình đẳng giữa các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng với bản thân từng doanh nghiệp và đối với nền kinh tế, người tiêu dùng và tồn xã hộị Chính vì vậy, địi hỏi về bảo đảm quyền BĐGCDN không chỉ do doanh nghiệp đặt ra mà còn là nhu cầu của nhà nước và các chủ thể xã hội khác. Ở Việt Nam, quan điểm, chính sách bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp được ghi nhận trong nhiều hình thức văn bản như: Văn kiện của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và luật pháp của Nhà nước. Quan điểm của Đảng và Nhà nước thực chất được kết tinh từ những nhu cầu và quan điểm của xã hội, trong đó có doanh nghiệp. Mang tính chỉ đạo nhưng bản thân văn kiện của Đảng không tồn tại dưới dạng các quy định có giá trị bắt buộc chung. Thông qua pháp luật, các nhu cầu về BĐGCDN được thể chế hóa và có giá trị bắt buộc mọi chủ thể tuân thủ. Tồn tại dưới dạng hệ thống các quan điểm, những chính sách của Đảng thể hiện trong văn kiện là sản phẩm chủ quan của ý thức, chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Do đó, chính sách BĐGCDN cũng phản ánh

những thay đổi và tiến bộ cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hộị Trước khi thừa nhận phát triển KTTT, ở Việt Nam khơng có tự do kinh doanh. Trong các quy định của Hiến pháp 1980 và các đạo luật đều ghi nhận nguyên tắc nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu chủ yếu với hai thành phần là kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, nhà nước độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế với nước ngồị Năm 1986, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thay đổi, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đã đặt chính sách và pháp luật của nhà nước vào yêu cầu phải đáp ứng các quy luật thị trường. Năm 1990, kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác đã được nhà nước thừa nhận trong hai đạo luật, Luật DNTN (1990), Luật Công ty (1990). Hiến pháp 1992 và các luật khác cũng chính thức thừa nhận tự do sở hữu và tự do kinh doanh. Pháp luật đã phản ánh được quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước theo xu hướng ngày càng tiến bộ, tăng dần mức độ cạnh tranh và quyền BĐGCDN. Sau văn kiện Đại hội Đảng VI, các văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI đều có những ghi nhận ngày càng rõ nét hơn về yêu cầu thiết lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), việc bảo đảm bình đẳng doanh nghiệp, hồn thiện thể chế KTTT trở thành vấn đề bức thiết. Văn kiện này khẳng định, một trong ba khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 là: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính" [16, tr. 106]. Theo đó, nhấn mạnh: "Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế" [16, tr. 108]. Từ các quan điểm này, nội dung Hiến pháp 1992 sửa đổi đã thể chế hóa quyền BĐGCDN ở mức độ rõ nét và bám sát thực tiễn hơn.

Với ý nghĩa, vai trò mà BĐGCDN đem lại cho nền kinh tế, đảm bảo quyền BĐGCDN luôn nhận được sự ủng hộ của xã hộị Phương thức thể hiện có thể thơng qua tác động từ dư luận, đạo đức, tôn giáo, tập quán hoặc pháp luật. Tuy nhiên, những tác động từ đạo đức, tập qn hay dư luận xã hội khơng có cơ chế bảo đảm thực hiện mà phụ thuộc vào khả năng nhận thức và ý thức tự giác của các chủ thể xã

hộị Những tác động này chỉ tạo ra ý thức cho những nhóm người nhất định, trong những hồn cảnh nhất định. Trong khi đó, quyền bình đẳng doanh nghiệp cần được đặt ra mọi lúc, mọi nơi, trong mọi quan hệ. Vì thế hiệu quả của sự bảo đảm quyền bình đẳng xã hội bị chi phối bởi mức độ tham gia tích cực của xã hộị Thơng qua pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền bình đẳng doanh nghiệp trở thành quan điểm chính thống, mang tính ngun tắc, địi hỏi mọi cá nhân, tổ chức, Nhà nước và doanh nghiệp phải biết đến và tuân thủ thực hiện. Trong một nhà nước, những quy định của hệ thống pháp luật thực định sẽ phản ánh sự tiến bộ và mức độ hồn thiện của quyền bình đẳng doanh nghiệp.

Pháp luật là công cụ quy định nội dung của quyền BĐGCDN

Nội dung quyền bình đẳng doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các hoạt động tổ chức, kinh doanh do chính doanh nghiệp xác định. Chỉ doanh nghiệp mới nhận thấy họ cần được đối xử bình đẳng trong vấn đề gì và ở những khâu nào trong quá trình tiến hành các hoạt động. Tuy nhiên, mức độ ghi nhận các đề xuất của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào quan điểm chính trị của nhà nước đặt trong sự bảo đảm hài hịa các loại lợi ích xã hộị Để đảm bảo quyền BĐGCDN, pháp luật ghi nhận theo hai mức độ. Ở phương diện chung, pháp luật ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN, mang ý nghĩa thừa nhận sự cần thiết và nêu ra những nguyên tắc chỉ đạo, định hướng cho các chủ thể trong xã hội nhận thức và hành động phù hợp. Quyền BĐGCDN là bình đẳng trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong kinh doanh và trong giải thể, phá sản doanh nghiệp. Ở khía cạnh cụ thể, giá trị của BĐGCDN thể hiện trong từng nội dung các quy định như: bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong các điều kiện kinh doanh, huy động vốn, thuê đất, giải quyết tranh chấp,... Quy định về nội dung quyền BĐGCDN là căn cứ pháp lý cho doanh nghiệp biết được quyền để bảo vệ và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Điều này cũng là căn cứ cho phép xác định những giới hạn nhất định trong hành động của nhà nước và các chủ thể, nhằm bảo vệ quyền BĐGCDN.

Pháp luật quy định về ưu tiên, miễn trừ, minh bạch hóa quyền BĐGCDN

Sự thất bại của thị trường trong việc các đảm bảo nhu cầu xã hội là động lực dẫn đến hành vi can thiệp của Chính phủ Hoa Kỳ và các nước Tây Âu [25]. Mặc dù thị trường có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có những hạn chế đòi hỏi nhà

nước phải can thiệp. Điều này nhằm giải thích cho lý do các nhà nước vẫn có những ưu tiên, bảo trợ và miễn trừ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hộị Tuy nhiên, để tránh bị lợi dụng, nhà nước phải có các quy định pháp luật chặt chẽ để ưu tiên và miễn trừ đúng đối tượng, đạt được mục tiêu chung. Khi áp dụng các quy định ưu tiên về thuế, vay vốn với lãi suất thấp, áp dụng quỹ bình ổn giá,... phải căn cứ vào quy định pháp luật và đảm bảo nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Thông qua pháp luật nhà nước xây dựng các tiêu chí ưu tiên và miễn trừ và công bố công khaị Bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng được điều kiện mà pháp luật quy định đều được hưởng ưu tiên hoặc miễn trừ. Đảm bảo quyền BĐGCDN là doanh nghiệp nào cũng có quyền được hưởng các ưu tiên và miễn trừ như nhau khi đáp ứng điều kiện chung luật đã quy định. Nhà nước không sử dụng quyết định cá biệt để đặt ưu tiên vào doanh nghiệp cụ thể nàọ Như vậy, chính sách ưu tiên và miễn trừ được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, tuy nhiên, chính sách này chỉ đạt được mục tiêu khi nó khơng vi phạm nguyên tắc của thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Pháp luật là cơng cụ để luật pháp hóa các quan điểm của nhà nước, bảo đảm quyền BĐGCDN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)