Thứ nhất, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên đây chỉ bàn đến việc giải
quyết bất bình đẳng giữa DNNN với DNTN, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDỊ Trong trường hợp đó, các cơng trình đã khơng giải quyết triệt để vấn đề bất BĐGCDN độc lập. Thực tế vẫn có thể có bất BĐGCDN trong cùng một hình thức sở hữu hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp FDI với nhaụ Rõ ràng, giải quyết bất bình đẳng giữa các nhóm doanh nghiệp là khơng thể
hiện đầy đủ yêu cầu của quyền BĐGCDN trên thực tế. Bình đẳng doanh nghiệp cần được đặt ra giữa các doanh nghiệp độc lập, tức là bất cứ doanh nghiệp nào cũng có quyền được đối xử bình đẳng trong mọi quan hệ mà nó tham giạ
Thứ hai, hầu hết các cơng trình nghiên cứu chỉ phản ánh những phạm vi
nhất định là một phần của thực trạng bất BĐGCDN (như sự hỗ trợ của nhà nước cho DNNN, bất bình đẳng trong thành lập doanh nghiệp, tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh khơng lành mạnh,..). Do đó, chưa đem lại cách nhìn tồn diện, đúng với bản chất của vấn đề bất BĐGCDN đang hiện hữụ
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu thiên về phản ánh thực trạng mà khơng
phân tích làm rõ ngun nhân sâu xa tạo ra bất BĐGCDN, nguyên nhân nào tạo ra các quy định còn phân biệt đối xử.
Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu chưa đề cập trực tiếp đến những hệ quả
mà tình trạng bất bình đẳng đem lại cho nền kinh tế, xã hội để cho thấy sự cần thiết phải giải quyết, bảo đảm quyền BĐGCDN.
Thứ năm, chưa có cơng trình nào làm rõ bản chất, khái niệm, đặc điểm và
tiêu chí đánh giá về BĐGCDN và quyền BĐGCDN.
Thứ sáu, các cơng trình nghiên cứu chưa đưa ra được giải pháp toàn diện
cho vấn đề bảo đảm quyền BĐGCDN.
Từ những vấn đề còn bỏ ngỏ trên đây, tác giả luận án sẽ nghiên cứu triển khai làm rõ các phần thuộc nội dung luận án.