giữa các doanh nghiệp
Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống luật pháp Việt Nam quy định về quyền BĐGCDN còn bộc lộ những hạn chế sau đâỵ
Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống luật pháp Việt Nam quy định về quyền BĐGCDN còn bộc lộ những hạn chế sau đâỵ
Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Được quy định từ năm 1992, khi sửa đổi Hiến pháp năm 2013, quyền BĐGCDN vẫn được khẳng định lạị Theo đó, Hiến pháp (1992) quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được nhà nước bảo hộ. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật [39, Điều 22]. Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 cũng quy định "Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật" (Khoản 2, Điều 51).
Đây là nội dung có tính ngun tắc, là căn cứ cho các đạo luật được ban hành không trái với tinh thần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp. Ở những mức độ khác nhau, các quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh,... và các văn bản hướng dẫn thi hành đã triển khai được những yêu cầu nhất định về quyền BĐGCDN. Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp là loại pháp luật mang tính tổ chức. Nói khác đi, đó là loại pháp luật phải giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý các chủ thể kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vì thế, Luật Doanh nghiệp (2005) mới chỉ đặt cơ sở cho sự bình đẳng doanh nghiệp ở khâu ĐKKD, gia nhập thị trường [32]. Trong khi, BĐGCDN là quyền bình đẳng của một chủ thể, đặt ra từ khi đăng ký thành lập (ĐKDN), đi vào kinh doanh và khi