cán bộ, công chức quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động quản lý kinh tế nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng, là nơi tồn tại nhiều yếu tố lợi ích, với những hành vi kinh doanh phức tạp, khó kiểm sốt.
Vì thế, để đáp ứng u cầu cơng việc, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ cần phải có trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ, năng lực của cán bộ quyết định khả năng một người có thể làm được cơng việc nhất định. Tuy nhiên, cần phải có đạo đức cơng vụ để khẳng định rằng người đó có thái độ tích cực trong việc đưa khả năng của mình vào giải quyết cơng việc. Năng lực chuyên môn giúp cho mỗi cá nhân khi giải quyết công việc độc lập đều đánh giá được những tác động, ảnh hưởng tiêu cực, tích cực từ việc họ ra quyết định. Đạo đức công vụ giúp cho người ra quyết định lựa chọn quyết định tiêu cực hay tích cực cho xã hội, ngay cả trong trường hợp xung đột với lợi ích cá nhân.
Trong thực tế, những phản ánh từ chính cơ quan quản lý cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên gia xử lý vụ việc cạnh tranh, quản lý thị trường, cơ quan thẩm định hàng hóa,... cịn nhiều hạn chế về năng lực. Điều đó địi hỏi mỗi ngành cần có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc khâu tuyển dụng cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn và đạo đức tốt, phù hợp với yêu cầu của cơng việc. Về phía nhà nước, cần hỗ trợ các cơ quan để đưa cán bộ đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý trong và ngồi nước. Đối với cơng tác ĐKDN, quản lý thị trường, các cơ quan cần thường xuyên tổ chức tập huấn phổ biến văn bản mới, đồng thời tổ chức hoạt động hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý giữa các cơ quan quản lý cấp tỉnh. Tổ chức tọa đàm, phối hợp trong quản lý giữa cơ quan ĐKKD, quản lý thị trường với các cơ quan quản lý nhà nước khác. Đối với cơ quan quản lý cạnh tranh, do là đơn vị mới thành lập, ít kinh nghiệm, nhà nước cần cử người đi nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có nền KTTT phát triển để nâng cao năng lực và kỹ năng điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh.
Đạo đức công vụ đặt ra đối với người làm cán bộ, công chức nhà nước để ngăn chặn sự xung đột giữa lợi ích cơng và lợi ích cá nhân. Những tiêu chuẩn về đạo đức công vụ, biện pháp xử lý hành vi vi phạm đạo đức công vụ sẽ giúp cho cán bộ, công chức cần phải chọn phục vụ lợi ích cơng là giải pháp tối ưu của người công chức. Không thể đắn đo giữa lợi ích cơng và lợi ích tư vì những thiệt hại do sự vi phạm đạo đức công vụ là lớn hơn rất nhiều so với cái được của tư lợị Thực tế, tại Việt Nam những năm qua cho thấy, vấn đề đạo đức công vụ bị xuống cấp nghiêm
trọng. Điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến có những quyết định ưu tiên cho doanh nghiệp này và xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp khác, gây bất BĐGCDN.
Nâng cao đạo đức cơng vụ, góp phần đảm bảo quyền BĐGCDN khơng chỉ đặt ra đối với các cán bộ, công chức trực tiếp thực thi nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp mà đặt ra đối với cả nền công vụ. Để nâng cao đạo đức công vụ, nhà nước cần quy định các tiêu chuẩn về đạo đức để cán bộ, cơng chức lấy đó làm căn cứ rèn luyện. Cùng với Luật Cán bộ, công chức 2008, Quốc hội cần xây dựng Luật Đạo đức công vụ ở Việt Nam. Luật này nhằm cụ thể hóa những nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người công chức. Trong khi quy định về đạo đức công vụ, các quy định càng cụ thể càng có điều kiện đo lường về tính khả thị Điều này có thể tham khảo Luật Đạo đức công chức Nhật Bản. Luật này quy định cụ thể về vấn đề nhận quà biếu và nghĩa vụ giải trình về quà biếụ Vấn đề đánh giá cán bộ và quy định chế độ lương đối với cán bộ. Để đảm bảo cơ chế vận hành của các quy định pháp luật về quyền BĐGCDN nói riêng và thực thi nền cơng vụ nói chung, ở Việt Nam cũng cần quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khóa đào tạo mà công chức phải trải qua trước khi nhận nhiệm vụ, thực hiện chương trình rèn luyện (luân chuyển) bắt buộc, có đánh giá của các chủ thể trong xã hội trước khi bổ nhiệm, giữ chức vụ quản lý cao hơn. Pháp luật cũng cần quy định các hình thức chế tài và khen thưởng để tơn vinh, khuyến khích mọi người phát huy trách nhiệm xã hội trong thực thi công vụ.