Đổi mới các quy định pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước độc quyền, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 149 - 151)

độc quyền, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nhiều năm đã để lại một số lượng lớn các DNNN ở Việt Nam. Quyết định số 90/TTg và số 91/TTg đã đưa các doanh nghiệp vào các tổng công ty và cơ chế quản lý bao cấp tiếp diễn đã tạo ra số lượng lớn DNNN độc quyền. Chuyển sang nền KTTT, các DNNN độc quyền có giảm nhưng trong một số lĩnh vực như Điện lực, Dầu khí, Than, khống sản, Viễn thơng, Hàng không,.. vẫn đang chiếm thị phần từ 90% đến 100%. Độc quyền tạo ra hạn chế cạnh tranh, cản trở tính năng động, linh hoạt của KTTT. Độc quyền cũng tạo ra bất bình đẳng trong phân phối các hàng hóa, sản phẩm ra thị trường của các doanh nghiệp, có thể dẫn đến giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhỏ hơn. Pháp luật của các nước có nền KTTT đều coi độc quyền, hạn chế cạnh tranh là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh. Các DNNN độc quyền ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là độc quyền tự nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế, ngành Điện lực, Hàng khơng,... đã có những hoạt động vi phạm Luật Cạnh tranh. Để hoàn thiện thể chế KTTT, đảm bảo cạnh tranh, chống độc quyền cần phải có giải pháp cụ thể. Với trường hợp của EVN, Tập đồn được Chính phủ trao quyền độc quyền mua buôn, độc quyền bán đã tạo sự lạm dụng nghiêm trọng. Hiện tại có khoảng 80 doanh nghiệp bán bn điện cho EVN, trong đó một nửa thuộc các nhà cung cấp tư nhân. Tuy nhiên, chỉ có cạnh tranh trong khâu bán bn nên các công ty tư nhân thường bị phân biệt đối xử (EVN không sẵn sàng mua, ép giá,...). Trong khi EVN thuộc đối tượng áp dụng của quỹ bình ổn giá lại thường xuyên tăng giá bán, báo lỗ do thất thốt trong q trình chuyển tải, tu bổ, bảo dưỡng,... Để đẩy nhanh tiến trình kiện tồn thể chế KTTT, nhà nước cần có giải pháp phù hợp cho vấn đề DNNN độc quyền. Theo đó, cần hướng vào các vấn đề cơ bản:

- Có thể tham khảo kinh nghiệm của Uzberkistan, và Eu trong việc chia nhỏ các DNNN để giảm sức mạnh độc quyền của các DNNN lớn.

- Các DNNN sau khi được chia nhỏ trở thành những DNNN độc lập, tiến tới cổ phần hóa từng bộ phận.

- Thực hiện kiểm toán, đánh giá đúng về giá và kiểm soát giá thường xuyên đối với DNNN độc quyền.

Về nguyên lý, thông qua thị trường tự do cạnh tranh, KTTT giải quyết có hiệu quả hầu hết các vấn đề của doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế. Nhưng cũng chính sự vận động của quy luật thị trường, làm phát sinh các vấn đề xã hội mà nó khơng tự giải quyết được. Chính lúc đó cần phải có vai trị điều tiết của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm, nghĩa vụ và được phép hoạt động thay thị trường khi thị trường tỏ ra bất lực, không cung cấp được những hàng hóa do nhu cầu xã hội đặt ra mà tư nhân khơng muốn làm vì lợi nhuận thấp hoặc địi hỏi vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh tế này, đòi hỏi nhà nước: (1) chỉ can thiệp vào nơi và khi thị trường tỏ ra bất lực; (2) thực hiện nguyên tắc trợ giúp; (3) hạn chế đến mức thấp nhất tác động làm sai lệch môi trường cạnh tranh. Các lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro hoặc không hứa hẹn lợi nhuận luôn là nơi mà tư nhân không muốn làm. Nhà nước cần phủ kín nhu cầu xã hội ở lĩnh vực: bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, giao thơng cơng cộng, điện, nước sinh hoạt,... Với tính chất là nhân tố trợ giúp thị trường, các DNNN xuất hiện trong các lĩnh vực khơng có hoặc ít người làm. Vì thế, pháp luật vẫn cần quy định về DNNN độc quyền, khơng hoạt động vì mục tiêu kinh doanh. Trên cơ sở đó, tách bạch DNNN độc quyền với doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước. Minh bạch hóa vai trò của DNNN độc quyền và xác định những giới hạn hỗ trợ, ưu tiên phù hợp, không vi phạm cạnh tranh bình đẳng là điều cần thiết đối với mọi nhà nước có nền KTTT. Trong bất kỳ thời điểm nào thị trường vận hành tốt, DNTN có đủ khả năng đảm nhận nhà nước cũng nên chấm dứt lĩnh vực DNNN độc quyền. Bên cạnh đó, khi DNNN kinh doanh thua lỗ, cơ chế giải quyết đối với các doanh nghiệp này cũng chưa rõ ràng. Trong các quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp khơng có quy định nào mở rộng quyền hơn cho DNNN, nhưng bằng các quyết định cá biệt, nhiều trường hợp DNNN thua lỗ có thể được sáp nhập vào các tổng công ty mà không thực hiện cơ chế giải thể hay phá sản như các doanh nghiệp khác. Điều này cũng cần chấm dứt, đảm bảo bình đẳng cho doanh nghiệp khi rút khỏi thị trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)