Quan niệm về bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

Bình đẳng là thuật ngữ mang tính so sánh về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể xác định. Mặc dù, việc so sánh giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân kinh doanh (hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể) vẫn có thể đạt được khi đặt chúng vào quan hệ pháp luật cụ thể. Tuy nhiên, việc đưa các chủ thể về cùng một điều kiện, hoàn cảnh thơng qua các tiêu chí tương đương, từ đó quy chúng vào sự giống nhau để áp dụng chung một điều luật là khá phức tạp và có thể sai sót, khơng đảm bảo tính khách quan. Chính vì thế, việc giới hạn nghiên cứu về BĐGCDN sẽ khả thi hơn khi nó đáp ứng được tính chất chung cơ bản (đều là doanh nghiệp), đồng thời doanh nghiệp cũng là chủ thể cơ bản của thị trường (vừa phổ biến, vừa điển hình trong tổ chức sản xuất, kinh doanh). Do đó, kết quả nghiên cứu về quyền BĐGCDN về cơ bản có thể áp dụng cho cả những chủ thể kinh doanh khác.

Doanh nghiệp không phải là sản phẩm của mọi xã hội mà nó chỉ ra đời trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Trong một nền kinh tế mà quy mơ tồn xã hội hay quy mơ cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ không đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì doanh nghiệp xuất hiện. Bản chất tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gắn liền với chức năng kinh doanh, với nhiều hoạt động khác nhaụ Sự đa dạng và phong phú từ các hoạt động của doanh nghiệp cũng tạo ra sự đa dạng trong các mối quan hệ của doanh nghiệp. Các quan hệ của doanh nghiệp có thể là

quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, giữa doanh nghiệp với người lao động, giữa doanh nghiệp với các đối tác và cộng đồng xã hộị Quá trình diễn ra các quan hệ quản lý nhà nước, quan hệ kinh doanh, quan hệ lao động hay dân sự, doanh nghiệp có thể nhận được những ứng xử khác nhaụ Sự không thống nhất trong quản lý nhà nước và xử sự của các chủ thể xã hội đối với cùng một hoạt động của những doanh nghiệp có cùng điều kiện như nhau, sẽ tạo ra bất BĐGCDN. Với tính chất của tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, doanh nghiệp luôn cần đến cạnh tranh bình đẳng để tồn tại và phát triển. Hình 2.1 sẽ mơ phỏng mối quan hệ tạo ra bình đẳng hay bất BĐGCDN. Hình 2.1. Tác động từ các chủ thể tạo ra bình đẳng hoặc bất BĐGCDN

Trong đó, chủ thể tiêu dùng có thể bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhà nước (ví dụ: mua sắm chính phủ).

Giả sử cả ba doanh nghiệp A, B và N có cùng điều kiện như nhau; mũi tên thể hiện hình thức, mức độ tác động. Khi cả A và N có cùng hình thức tác động (đều là mũi tên nhỏ) thể hiện khơng có sự khác biệt, là bình đẳng. Tuy nhiên, khi chủ thể sử dụng hai hình thức tác động khác nhau (mũi tên lớn hơn tác động vào B, thể hiện yêu cầu nhiều điều kiện kinh doanh hơn) với doanh nghiệp cùng điều kiện (doanh nghiệp A) là phân biệt đối xử, tạo ra bất BĐGCDN.

Khi thiết lập một mối quan hệ xã hội, các chủ thể sẽ có các quyền và nghĩa vụ nhất định, bất cứ chủ thể nào có quyền đều có thể quyết định sử dụng quyền đó như thế nàọ Theo lẽ thơng thường, các chủ thể được xã hội trao quyền sẽ thực hiện quyền đó một cách hợp lý, đúng pháp luật. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào pháp luật cũng được thực hiện nghiêm túc, đồng thời bản thân các quy định pháp luật cũng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)